Lộ dữ liệu cá nhân: Cần chế tài xử lý các hành vi vi phạm
Tiếp theo về câu chuyện lừa đảo trên không gian mạng đang có xu hướng gia tăng. Sau khi chiếm đoạt được tiền của các bị hại, các đối tượng đã rút tiền và chiếm đoạt bằng các tài khoản không chính chủ. Công tác đấu tranh ngăn chặn gặp vì thế rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân của những vụ việc này là do tính bảo mật dữ liệu cá nhân tại Việt Nam chưa cao. Các chế tài xử lý cũng chưa đủ mạnh.
Trong các vụ việc lừa đảo trên không gian mạng, việc chuyển và rút tiền đều được tiến hành bằng các tài khoản giả mạo. Với thủ thuật, ăn cắp thông tin của người khác, làm giả chứng minh thư, để mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên để phong tỏa được một tài khoản ngân hàng thì phải tuân thủ một quy trình rất nghiêm ngặt của pháp luật.
Theo luật sư, để ngăn ngừa đấu tranh ngăn chặn tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, thì cần phải phải có những điều chỉnh về các quy định để rút ngắn thời gian phối hợp, chẳng hạn như giao quyền nhiều hơn cho các ngân hàng trong những trường hợp nghi vấn.
Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, ngoài việc người dân và các đơn vị thu thập dữ liệu cá nhân quản lý chưa cao, thì hành lang pháp lý hiện hành vẫn chưa phù hợp với thực tiễn, dữ liệu cá nhân vẫn chưa được xem là tài sản, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.
Cũng theo các đại biểu, hiện nay Việt Nam chưa xem dữ liệu cá nhân như một dạng tài sản, các thuật ngữ về “dữ liệu cá nhân” cũng chưa tương đồng. Nên công tác bảo vệ và chế tài xử lý đang gặp nhiều khó khăn.
Duy Hoàn -
Quang Anh -
Thế Anh