F-22 Raptor là một trong những chiếc máy bay tiêm kích hiện đại nhất thế giới thuộc Không quân Mỹ nhưng nó còn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt nhất đó là F-22 mù trong phạm vi hồng ngoại.
Chiếc F-22 này có thể cất cánh từ căn cứ Al Dhafra ở UAE, bay gần phạm vi hoạt động của những chiếc Su-35 đóng tại căn cứ Hmeymim ở Syria. Để có thể phát hiện và ngăn chặn được chiếc tiêm kích F-22, chiếc Su-35 được trang bị OLS-35 - hệ thống được coi là khắc tinh với tiêm kích thế hệ 5 này của Mỹ.
Vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi số lần tiêm kích F-22 xuất hiện tại Syria có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay và có thể đây chính là lý do khiến Mỹ mạo hiểm đưa F-117A tái xuất và hoạt động tại Syria. Ảnh trong bài: Tiêm kích tàng hình F-117A.
Chính vì vậy, khi đối đầu với các đối thủ tiềm năng có trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại tiêu chuẩn (IRST), khả năng của F-22 bị hạn chế rất nhiều.
Cùng với nhận định trên, tài khoản mạng xã hội Instagram của một phi công quân sự Nga xác nhận chiếc Su-35 đã ngăn chặn F-22 Mỹ tại Syria hồi giữa năm 2018. Hình ảnh còn cho thấy chiếc F-22 đang bay trên bầu trời Syria.
Việc cho F-117A tái xuất, Không quân Mỹ đã tính đến kịch bản có thể phải tàng hình qua mặt tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 của Không quân Nga tại Syria - đây là nhiệm vụ được đánh giá khó có thể hoàn thành với những máy bay F-22 và F-35 hiện nay.
Đây là tình huống bắt buộc của Không quân Mỹ phải lựa chọn dùng thử lại F-117A cho chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Syria.
Bởi trước đó, nguồn tin quân sự Mỹ cũng đã có thừa nhận rằng, chỉ với việc được trang bị hệ thống OLS-35, tiêm kích Su-35 của Nga đã dễ dàng phát hiện và ngăn chặn F-22 trên bầu trời Syria.
Dù những nhận định này chưa có sự xác nhận từ Không quân Mỹ nhưng việc truyền thông nước này thừa nhận sự yếu kém của cả F-22 và F-35 trước Su-35 Nga không khiến nhiều người bất ngờ.
Theo Ngọc Hòa/Báo Đất Việt