Loại cây được mệnh danh là nhân sâm quý dành cho người nghèo ở Việt Nam

Loại cây được mệnh danh là nhân sâm quý dành cho người nghèo nhà nào cũng nên trồng để cả đời khỏe mạnh - nhớ tìm hiểu ngay.

Ảnh minh họa.

Cây đinh lăng lá nhỏ được coi là "cây sâm của người nghèo" bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Lá của cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ và làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể…

Tác dụng chữa bệnh đã được chứng minh

Qua nghiên cứu và qua thực nghiệm của Viện y học Quân đội, kết quả nghiên cứu đã xác nhận rễ cây đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống mệt mỏi, giúp ăn ngon, ngủ yên, tăng khả năng lao động và làm việc bằng trí óc, lên cân và chống độc. Đinh lăng được dùng chủ yếu là phần lá và rễ.

Rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để bảo đảm mùi thơm của dược liệu và bảo đảm hoạt chất của rễ. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm. Rễ Đinh lăng có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc có thể dùng để ngâm rượu. Rễ đinh lăng khô, sao khi đã thu hái "không sao tẩm" 150gr tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu có độ cồn từ 35 - 40 độ trong 7 - 10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 - 10ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút.

Hoặc cũng có thể bào chế thành dạng thuốc bột và thuốc viên. Rễ đinh lăng đã sao tẩm (150gr) tán nhỏ, rây mịn, ngày uống 0,5 đến 1gr. Trộn với mật ong, vo thành viên, mỗi viên độ 0,25 - 0,50gr. Ngày uống 2 - 4 viên chia làm 2 lần, trước bữa ăn độ 30 phút.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đem rễ đinh lăng đã sao tẩm (10 - 15gr) hãm với nước sôi như hãm với nước chè, uống nhiều lần trong ngày. Nói chung rễ đinh lăng tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, nhiều bộ phận của cây đinh lăng có thể làm thuốc chữa nhiều bệnh:

Chống co giật cho trẻ em: Lấy lá đinh lăng non và già phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Ngoài ra, có thể chữa lành vết thương bằng cách giã nát lá đinh lăng đắp vào chỗ bị thương.

Chữa đau lưng, mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng 20-30g thân, cành đinh lăng, sắc lấy nước chia ba lần uống trong ngày. Có thể kết hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.

Theo Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/loai-cay-duoc-menh-danh-la-nhan-sam-quy-danh-cho-nguoi-ngheo-o-viet-nam/20200925050338925