Trong Đông y, Sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống… các nhà y học đã chứng minh được khả năng điều trị bệnh gút của Sói rừng
Theo dược học cổ truyền, Sói rừng có công dụng kháng khuẩn tiêu viêm, khứ phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống…
Người xưa thường dùng chữa viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột cấp tính, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, tổn thương do trật đả, gãy xương, thống phong…
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cây Sói rừng được dùng điều trị bệnh gút, hỗ trợ điều trị ung thư dưới dạng tân dược, thực phẩm chức năng… rất hiệu quả
Để trị bệnh gút, lấy 15- 30g sói rừng khô rửa sạch, sắc nước uống hàng ngày, liên tục 3 tháng. Uống sau các bữa ăn từ 15 -20 phút, dùng khi còn ấm
Hoặc dùng Sói rừng khô có thể nghiền thành bột mịn pha uống với rượu
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có cây muối, mọc hoang phổ biến ở khu vực Tây Nguyên và cả một số tỉnh phía Nam
Loài cây này được khoa học chứng minh trị tăng axit uric (chuyển thành bệnh gout) đang phổ biến ở nhiều người