Trong số những loại cây thân gỗ quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên, bạch dương sắt (Betula schmidtii), hay còn gọi là bạch dương đen, được ví như "mộc vương" - vua của các loại gỗ. Loại cây này không chỉ nổi bật với tuổi đời lên đến 500 năm, mà còn sở hữu những đặc tính vượt trội khiến nó trở thành báu vật quý hiếm của tự nhiên. (Ảnh: Trees and Shrubs Online)
Bạch dương sắt thuộc họ Betulaceae, thường mọc ở độ cao 700m so với mực nước biển và chịu rét tốt. Loại cây này được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực có khí hậu lạnh giá như Primorsky Krai (Nga), Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận sự xuất hiện của bạch dương sắt. Khi trưởng thành, cây có thể đạt chiều cao lên tới 20m và đường kính khoảng 0,7m. Vỏ ngoài của cây có màu đỏ tươi hoặc đen với chấm trắng, trong đó vỏ đen phổ biến hơn.(Ảnh: Sheffield's Seed Company)
Tuổi đời của bạch dương sắt kéo dài từ 300 đến 500 năm, và thân cây càng cao tuổi thì càng cứng cáp. Đặc tính sinh trưởng đặc biệt này khiến cây có độ cứng vượt trội. Bạch dương sắt có độ cứng gấp 4 lần gỗ keo và gấp đôi thép. Nếu dùng vật cứng gõ vào thân cây, âm thanh phát ra giống như kim loại. Thân cây có thể chịu được dao, búa, và thậm chí là đạn súng.(Ảnh: Asian flora
Nghiên cứu cho thấy sợi gỗ bạch dương sắt chứa nhiều lignin và cellulose, tạo ra cấu trúc giống như vật liệu composite trong môi trường áp suất cao, mang lại độ cứng vượt trội. Vỏ cây cũng có độ đàn hồi nhất định, giúp tạo phản lực và không bị biến dạng khi chịu tác động từ bên ngoài. Thêm vào đó, bạch dương sắt còn có khả năng kháng nước ấn tượng. Dù thân cây bị chìm trong nước nhưng gỗ vẫn khô và thoáng, không bị thấm nước.(Ảnh: Etsy)
Nhờ những đặc tính vượt trội, bạch dương sắt được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Gỗ từ loại cây này thường được sử dụng trong sản xuất máy bay, xe hơi, tàu thuyền và các phụ kiện giao thông khác. Gỗ bạch dương sắt cũng được dùng để thay thế thép trong một số trường hợp bởi tính bền bỉ và chống thấm nước tốt. Trước đây, gỗ này còn được dùng để làm bi, bạc đạn và các thiết bị ít gỉ sét trên tàu cao tốc.(Ảnh: Pin page)
Đặc biệt, độ cứng của bạch dương sắt khiến nó trở thành nguyên liệu lý tưởng để chế tạo các thiết bị phòng thủ, chống đạn trong quân sự. Những thiết bị này có thể bảo vệ binh lính khỏi vũ khí hỏa lực, giảm thiểu thương vong và tăng khả năng cơ động.(Ảnh: Trees and Shrubs Online)
Mặc dù có giá trị kinh tế và ứng dụng cao, bạch dương sắt lại đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức. Loại cây này có tốc độ sinh trưởng chậm, và việc bảo vệ bạch dương sắt là điều cấp thiết. Bên cạnh vai trò quan trọng trong y học, với khả năng điều trị các chứng bệnh xương khớp, bạch dương sắt cần được bảo tồn để duy trì sự cân bằng hệ sinh thái.(Ảnh: Future Plants by Randy Stewart)
Bạch dương sắt, với những đặc tính và giá trị vượt trội, xứng đáng là "vua của các loại gỗ". Tuy nhiên, để bảo vệ và duy trì loài cây quý hiếm này, mỗi cá nhân cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và tránh khai thác quá mức. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ bạch dương sắt, để loại cây này tiếp tục góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ sinh thái tự nhiên.(Ảnh: Unsplash)
Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn loại cây trổ ra “vàng”, trồng đầy ở Việt Nam.
Thiên Trang (TH)