Hồng hoàng có tên khoa học Buceros bicornis, là loài chim mỏ sừng lớn nhất trong họ Hồng hoàng, với trọng lượng có thể lên đến 4kg, đạt chiều dài cơ thể 90-122cm.
Những con trưởng thành có sải cánh rộng đến 1,6m. Sải cánh ấn tượng khiến chúng trông đồ sộ và oai vệ
Chúng phân bố ở vùng đồng bằng và vùng núi có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới ở một số nước Đông Nam Á, Ấn Độ và phía Nam Trung Quốc
Người ta có thể dễ dàng nhận ra loài chim này dựa vào kích thước, trọng lượng cơ thể to lớn và đặc biệt là chiếc mỏ cong, to dài với màu sắc tươi tắn rực rỡ.
Chiếc mỏ với mũ mỏ đặc biệt này thường có màu vàng, vàng cam tươi, dễ dàng nhận diện từ xa, được cấu thành từ chất sừng keratin. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác công dụng của chiếc mũ mỏ rỗng này
Ở Việt Nam, loài chim quý hiếm và thủy chung nhất thế gian này vẫn thường xuyên được phát hiện khi đang bay lượn trong rừng nguyên sinh Phong Nha – Kẻ Bàng cùng một vài nơi khác
Hồng hoàng là loài chim mang trái tim ấm áp và rất chung tình. Cả đời chúng sẽ không đổi bạn đời và rất tận tâm, tận lực với gia đình, chung sức nuôi chăm chim con. Loài chim này có một niềm tin to lớn vào tình yêu
Dù sống thành đàn từ 20 - 40 cá thể nhưng Hồng hoàng sẽ chỉ tạo thành cặp 1 vợ 1 chồng duy nhất. Nếu không may bất trắc xảy ra với bạn đời, cá thể Hồng hoàng còn lại sẽ chịu sự cô độc hết đời
Hồng hoàng mái chọn nơi làm tổ trong những lỗ rỗng trên thân các cây gỗ cao lớn nhất khu rừng.
Là loài ăn tạp, món ăn ưa thích của hồng hoàng là hoa quả, sâu bọ, côn trùng, thậm chí một số loài gậm nhấm nhỏ và cả các loài chim nhỏ khác
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mỏ mào sừng chim Hồng hoàng mũ cát Giới thủ công Trung Quốc dùng phần mỏ sừng chim Hồng hoàng để tạo ra những tác phẩm có giá trị cao
Phần mỏ sừng này cũng được nghệ nhân Nhật Bản chạm khắc thành nhiều hình tinh xảo.
Mỏ sừng chim Hồng hoàng có giá khoảng 6.150USD/kg (tức đắt gấp 3 lần ngà voi) tương đương gần 150 triệu đồng.
Hồng hoàng còn là loại chim được chọn làm linh vật cúng tế các vị thần trong những dịp lễ hội. Một số bộ lạc tại Ấn Độ còn sử dụng lông của loài chim này để làm mũ đội đầu cho nam giới.
Cũng chính vì lý do này mà ngày nay tình trạng buôn bán mỏ sừng loài chim này đang diễn ra ngấm ngầm. Hiện tại, số lượng chim Hồng hoàng trong tự nhiên đang bị sụt giảm nghiêm trọng vì nhiều yếu tố từ môi trường cho tới việc săn bắt trái phép.
Loại chim này cũng có tên trong Sách đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt Nam. Chúng thuộc nhóm IB - các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại...