Loại củ đen sì là 'thần dược' ngừa ung thư ở Việt Nam, nơi nào cũng có
Loại củ này rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, ngoài giá trị dinh dưỡng cao nó còn được coi là thần dược rất tốt cho sức khỏe.
Tỏi đen là gì?
Bài viết của DS Ngô Thị Minh Tâm trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 – 90 độ C), độ ẩm dao động từ 80 - 90% và thời gian lên men kéo dài từ 30 - 60 ngày.
So với tỏi thường, tỏi đen có hàm lượng allicin ít hơn - một loại hợp chất hỗ trợ kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, lượng axit amin, dinh dưỡng thực vật và chất chống oxy hóa trong tỏi đen cao hơn tỏi thường.
Bên cạnh đó, tỏi đen cũng có nhiều hợp chất tên là S-Allylcysteine (SAC) giúp cơ thể hấp thụ allicin. Với nồng độ cao hơn, tỏi đen có thể hiệu quả hơn trong việc giúp cơ thể nhận được những lợi ích mà allicin cung cấp.
Tỏi đen có tác dụng gì?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, nếu ăn tỏi đen đúng cách, cơ thể bạn sẽ nhận được những tác dụng dưới đây:
Ngừa ung thư
Thành phần axit amin cystein và S-allylcysteine trong tỏi đen giúp ức chế sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư.
Chính những hợp chất này giúp tỏi đen có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh ung thư như: đại tràng, dạ dày, gan, vú,...
Do đó, khi đã biết ăn tỏi đen có tác dụng gì rất nhiều người đã bổ sung loại củ này vào bữa ăn hàng ngày của gia đình mình.
Phòng chống nhiễm trùng
Vẫn là hoạt chất S-allylcysteine trong tỏi đen, nó không chỉ giúp phòng ngừa bệnh ung thư mà còn giúp cơ thể hấp thụ được một hợp chất ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng và viêm da là allicin.
Mặt khác, S-allylcysteine còn giúp cho vết thương nhanh lành hơn nên giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng.
Phòng ngừa tiểu đường
Thường xuyên ăn tỏi đen với lượng dùng phù hợp và đúng cách giúp cho nồng độ cholesterol trong cơ thể được hạ xuống mức thấp. Vì thế mà nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng được giảm thiểu.
Ngừa lão hóa
Trong tỏi đen có nhiều các loại vitamin, protein và chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa da đồng thời hỗ trợ điều trị một số bệnh về da như đồi mồi, nám, nhăn nheo.
Giảm nguy cơ đối với bệnh tim
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất chống oxy hóa trong tỏi đen còn thúc đẩy quá trình lưu thông hệ tuần hoàn, hỗ trợ chức năng và củng cố sức khỏe hệ tim mạch đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh tim do tiểu đường.
Ngoài ra, hàm lượng polyphenol trong tỏi đen còn cao gấp 5 lần tỏi thường nên trái tim của chúng ta cũng sẽ được bảo vệ tối ưu trước tác hại của các gốc tự do.
Thêm một điều không thể bỏ qua nữa là tỏi đen giúp bảo vệ thành mạch nhờ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch để không bị đột quỵ.
Có thể giúp bảo vệ gan khỏe mạnh
Khi ăn tỏi đen đúng cách có thể giúp bạn bảo vệ gan khỏi tổn thương do tiếp xúc thường xuyên với thuốc men, hóa chất, vi trùng và rượu.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Tỏi đen có thể giúp hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như các triệu chứng, biến chứng tiểu đường, rối loạn chức năng thận.
Những người không nên dùng tỏi đen
Tỏi đen tuy rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên có một số nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên dùng tỏi đen:
Phụ nữ mang thai, người nội nhiệt...
Người dị ứng với tỏi
Người dùng thuốc chống đông máu
Người mắc bệnh tiêu chảy
Người bị huyết áp thấp
Người mắc bệnh về mắt
Người mắc bệnh về gan, thận
Trên đây là những tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để hiểu rõ về tác dụng và liều lượng an toàn cho từng thể trạng cơ thể.