Loài giáp xác kỳ lạ trông như hạt vừng, rất ít người biết đến

Khác với các loài giáp xác phổ biến như tôm cua, các loài giáp trai ít được con người biết đến. Dù vậy, chúng là nhóm động vật có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái.

Trong thế giới động vật, lớp Giáp trai (Ostracoda) quy tụ những loài giáp xác có hình thái cơ thể độc đáo, thường được gọi là tôm hạt. Ảnh: Wikipedia.

Trong thế giới động vật, lớp Giáp trai (Ostracoda) quy tụ những loài giáp xác có hình thái cơ thể độc đáo, thường được gọi là tôm hạt. Ảnh: Wikipedia.

Các loài giáp trai thường có kích thước rất nhỏ, với chiều dài cơ thể khoảng 1 mm, loài nhỏ nhất chỉ dài 0,2 mm. Cơ thể của chúng phẳng từ bên này sang bên kia và được bảo vệ bởi chiếc vỏ có thể đóng mở nhờ bản lề ở phần trên lưng. Ảnh: Ostracodaiceland.myspecies.info.

Các loài giáp trai thường có kích thước rất nhỏ, với chiều dài cơ thể khoảng 1 mm, loài nhỏ nhất chỉ dài 0,2 mm. Cơ thể của chúng phẳng từ bên này sang bên kia và được bảo vệ bởi chiếc vỏ có thể đóng mở nhờ bản lề ở phần trên lưng. Ảnh: Ostracodaiceland.myspecies.info.

Hầu hết các loài giáp trai đã mất hoàn toàn hoặc một phần sự phân chia thân và không có ranh giới giữa ngực và bụng. Chúng thường có hình tròn và hình bầu dục, nhìn giống hạt cây. Ảnh: GEO.

Hầu hết các loài giáp trai đã mất hoàn toàn hoặc một phần sự phân chia thân và không có ranh giới giữa ngực và bụng. Chúng thường có hình tròn và hình bầu dục, nhìn giống hạt cây. Ảnh: GEO.

Đầu là phần lớn nhất của cơ thể giáp trai. Đây là nơi có hai cặp râu phát triển được sử dụng để bơi trong nước. Ngoài ra còn có một cặp hàm dưới và một cặp hàm trên. Ảnh: Aquariumbreeder.

Đầu là phần lớn nhất của cơ thể giáp trai. Đây là nơi có hai cặp râu phát triển được sử dụng để bơi trong nước. Ngoài ra còn có một cặp hàm dưới và một cặp hàm trên. Ảnh: Aquariumbreeder.

Ngực có ba cặp chi. Cặp đầu tiên trong số này có thể được sử dụng để kiếm ăn, để di chuyển và ở một số loài đã tiến hóa thành cơ quan siết chặt của con đực. Cặp thứ hai chủ yếu dùng để di chuyển. Cặp thứ ba đôi khi bị tiêu giảm hoặckhông có. Ảnh: KU Leuven Kulak.

Ngực có ba cặp chi. Cặp đầu tiên trong số này có thể được sử dụng để kiếm ăn, để di chuyển và ở một số loài đã tiến hóa thành cơ quan siết chặt của con đực. Cặp thứ hai chủ yếu dùng để di chuyển. Cặp thứ ba đôi khi bị tiêu giảm hoặckhông có. Ảnh: KU Leuven Kulak.

Tất cả các loài giáp trai có một cặp "bộ phận thông gió" đập nhịp nhàng, tạo ra dòng nước giữa cơ thể và bề mặt bên trong của mai. Một số loài có mắt kép, số khắc thì không có mắt hoặc chỉ có khi là ấu trùng. Ảnh: Ostracodaiceland.myspecies.info.

Tất cả các loài giáp trai có một cặp "bộ phận thông gió" đập nhịp nhàng, tạo ra dòng nước giữa cơ thể và bề mặt bên trong của mai. Một số loài có mắt kép, số khắc thì không có mắt hoặc chỉ có khi là ấu trùng. Ảnh: Ostracodaiceland.myspecies.info.

Nhìn chung, giáp trai là nhóm các sinh vật có cùng đặc điểm hình thái học tổng thể, tuy nhiên, hình thái của chúng không đơn điệu mà có sự khác biệt lớn tùy theo loài. Ảnh: El desinsectador y desratizador.

Nhìn chung, giáp trai là nhóm các sinh vật có cùng đặc điểm hình thái học tổng thể, tuy nhiên, hình thái của chúng không đơn điệu mà có sự khác biệt lớn tùy theo loài. Ảnh: El desinsectador y desratizador.

Chúng có thể là một phần của hệ động vật phù du hoặc là sinh vật đáy (phổ biến nhất), nhưng cũng có thể sống trên bề mặt hoặc tầng trên của đáy biển. Nhiều loài có thể sống trong môi trường nước ngọt. Ảnh: Laji.fi.

Chúng có thể là một phần của hệ động vật phù du hoặc là sinh vật đáy (phổ biến nhất), nhưng cũng có thể sống trên bề mặt hoặc tầng trên của đáy biển. Nhiều loài có thể sống trong môi trường nước ngọt. Ảnh: Laji.fi.

Và có một số loài (thuộc chi Mesocypris) sống trên mặt đất ở những khu vực đất ẩm ướt trong các khu rừng của Nam Phi, Australia và New Zealand. Ảnh: A Chaos of Delight.

Và có một số loài (thuộc chi Mesocypris) sống trên mặt đất ở những khu vực đất ẩm ướt trong các khu rừng của Nam Phi, Australia và New Zealand. Ảnh: A Chaos of Delight.

Các loài giáp trai cũng có nhiều cách thức kiếm ăn khác nhau. Một số là kẻ săn mồi theo kiểu ăn lọc, một số khắc thì ăn thực vật, ăn trên nền đáy hoặc ăn xác thối. Ảnh: Ji-Shen Wang / Flickr.

Các loài giáp trai cũng có nhiều cách thức kiếm ăn khác nhau. Một số là kẻ săn mồi theo kiểu ăn lọc, một số khắc thì ăn thực vật, ăn trên nền đáy hoặc ăn xác thối. Ảnh: Ji-Shen Wang / Flickr.

Về mặt sinh sản, hoạt động giao phối của giáp trai thường xảy ra theo bầy đàn, với số lượng lớn con cái bơi theo con đực. Một số loài có khả năng sinh sản đơn tính một phần hoặc toàn bộ. Ảnh: JungleDragon.

Về mặt sinh sản, hoạt động giao phối của giáp trai thường xảy ra theo bầy đàn, với số lượng lớn con cái bơi theo con đực. Một số loài có khả năng sinh sản đơn tính một phần hoặc toàn bộ. Ảnh: JungleDragon.

Có khoảng 70.000 loài giáp trai đã được tìm thấy, nhưng chỉ có 13.000 loài đã được công nhận, trong đó khoảng 2.000 loài sống trên cạn. Một phần lớn các loài này vẫn chưa có mô tả khoa học. Ảnh: CNN.

Có khoảng 70.000 loài giáp trai đã được tìm thấy, nhưng chỉ có 13.000 loài đã được công nhận, trong đó khoảng 2.000 loài sống trên cạn. Một phần lớn các loài này vẫn chưa có mô tả khoa học. Ảnh: CNN.

Loài giáp trai lớn nhất được biết đến là các loài thuộc chi Gigantocypris. Chúng có dạng tròn, đường kính có thể lên đến 30 mm. Ảnh: The Ocean Twilight Zone.

Loài giáp trai lớn nhất được biết đến là các loài thuộc chi Gigantocypris. Chúng có dạng tròn, đường kính có thể lên đến 30 mm. Ảnh: The Ocean Twilight Zone.

Khác với các loài giáp xác phổ biến như tôm cua, các loài giáp trai ít được con người biết đến. Dù vậy, chúng là nhóm động vật có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái khi đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn và các quá trình sinh học khác. Ảnh: El desinsectador y desratizador.

Khác với các loài giáp xác phổ biến như tôm cua, các loài giáp trai ít được con người biết đến. Dù vậy, chúng là nhóm động vật có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái khi đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn và các quá trình sinh học khác. Ảnh: El desinsectador y desratizador.

Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-giap-xac-ky-la-trong-nhu-hat-vung-rat-it-nguoi-biet-den-1982067.html