Loại gỗ quý giá đắt ngang 'kim cương' ở Việt Nam, 800 năm mới có thể thu hoạch

Theo truyền thuyết có một loại cây gỗ quý hàng trăm năm mới cao một tấc, lại có mùi thơm nhẹ nhàng và sở hữu dòng nhựa đỏ tươi, sinh trưởng trong mọi điều kiện của thời tiết và không bao giờ bị mối mọt. Đó là loại cây giáng hương (hay còn gọi là gỗ Hương) đây là loại gỗ cực kì quý hiếm, thuộc loại gỗ quý nhóm 1 trong Sách đỏ Việt Nam và bị cấm khai thác.

Có một loài gỗ được mệnh danh là "vàng đen", sở hữu vẻ đẹp và giá trị vượt thời gian. Đó chính là gỗ giáng hương, một báu vật tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam.

Có một loài gỗ được mệnh danh là "vàng đen", sở hữu vẻ đẹp và giá trị vượt thời gian. Đó chính là gỗ giáng hương, một báu vật tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam.

Gỗ giáng hương có tên khoa học là "Pterocarpus macrocarpus", giáng hương thuộc họ Đậu. Loại gỗ này phân bố ở nhiều quốc gia như Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, gỗ giáng hương được tìm thấy ở nhiều địa phương như Phú Yên, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Tây Ninh, Bình Dương và Đồng Nai...

Gỗ giáng hương có tên khoa học là "Pterocarpus macrocarpus", giáng hương thuộc họ Đậu. Loại gỗ này phân bố ở nhiều quốc gia như Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, gỗ giáng hương được tìm thấy ở nhiều địa phương như Phú Yên, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Tây Ninh, Bình Dương và Đồng Nai...

Giáng hương là cây gỗ thường cao từ 15 - 25m, với vỏ màu nâu xám và thân thẳng.

Giáng hương là cây gỗ thường cao từ 15 - 25m, với vỏ màu nâu xám và thân thẳng.

Loại gỗ này thường mọc ở độ cao từ 100 - 800m so với mực nước biển và vùng có lượng mưa từ 1270 - 1520mm/năm.

Loại gỗ này thường mọc ở độ cao từ 100 - 800m so với mực nước biển và vùng có lượng mưa từ 1270 - 1520mm/năm.

Tuy có thể thích nghi dễ dàng với sự thay đổi của môi trường về nhiệt độ lẫn khí hậu và dạn dày thời tiết khắc nghiệt nhưng tốc độ sinh trưởng của gỗ giáng hương rất chậm. Tương truyền, loại gỗ này trăm năm chỉ cao một "tấc".

Tuy có thể thích nghi dễ dàng với sự thay đổi của môi trường về nhiệt độ lẫn khí hậu và dạn dày thời tiết khắc nghiệt nhưng tốc độ sinh trưởng của gỗ giáng hương rất chậm. Tương truyền, loại gỗ này trăm năm chỉ cao một "tấc".

Quá trình sinh trưởng của cây giáng hương vô cùng chậm, có thể lên đến 800 năm mới cho ra một cây gỗ trưởng thành. Điều này khiến nguồn cung gỗ giáng hương vô cùng hạn chế, giá trị kinh tế của nó lên rất cao.

Quá trình sinh trưởng của cây giáng hương vô cùng chậm, có thể lên đến 800 năm mới cho ra một cây gỗ trưởng thành. Điều này khiến nguồn cung gỗ giáng hương vô cùng hạn chế, giá trị kinh tế của nó lên rất cao.

Với tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, gỗ giáng hương không chỉ là một loại vật liệu quý hiếm trong sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

Với tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, gỗ giáng hương không chỉ là một loại vật liệu quý hiếm trong sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

Một điểm đặc biệt của giáng hương là sự xuất hiện của "cục bướu" trên thân cây, được gọi là gỗ nu (hay gỗ nu hương). Phần này là sản phẩm sinh ra từ sự tác động của côn trùng và vi sinh vật vào cây. Dù chỉ là một phần "xấu xí" của cây, nhưng nó lại khiến gỗ nu có giá trị cao hơn hẳn so với gỗ thường.

Một điểm đặc biệt của giáng hương là sự xuất hiện của "cục bướu" trên thân cây, được gọi là gỗ nu (hay gỗ nu hương). Phần này là sản phẩm sinh ra từ sự tác động của côn trùng và vi sinh vật vào cây. Dù chỉ là một phần "xấu xí" của cây, nhưng nó lại khiến gỗ nu có giá trị cao hơn hẳn so với gỗ thường.

Nhựa cây có màu đỏ tươi, và gỗ giáng hương có mùi thơm dễ chịu, đậm đà. Khi chạm vào gỗ, mùi thơm sẽ vương trên tay.

Nhựa cây có màu đỏ tươi, và gỗ giáng hương có mùi thơm dễ chịu, đậm đà. Khi chạm vào gỗ, mùi thơm sẽ vương trên tay.

Trên thị trường một cây gỗ giáng hương cổ thụ có thể có giá lên đến hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng tùy thuộc vào kích thước, tuổi đời và vân gỗ.

Trên thị trường một cây gỗ giáng hương cổ thụ có thể có giá lên đến hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng tùy thuộc vào kích thước, tuổi đời và vân gỗ.

Hiện nay, giáng hương nằm trong danh sách gỗ quý nhóm một và bị cấm khai thác, được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam (2007).

Hiện nay, giáng hương nằm trong danh sách gỗ quý nhóm một và bị cấm khai thác, được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam (2007).

P.V (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/loai-go-quy-gia-dat-ngang-kim-cuong-o-viet-nam-800-nam-moi-co-the-thu-hoach-post591252.antd