Hoa Phù Dung còn được gọi với những cái tên khác là mộc liên, mộc Phù Dung, Phù Dung thân mộc, sương giáng,…
Phù Dung có nguồn gốc từ miền đông Ấn Độ, được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á
Ở Việt Nam, hoa Phù Dung được trồng để làm cảnh, lá và hoa tươi được giã, đắp lên mụn nhọt đang mưng mủ để hút mủ và làm giảm đau nhức
Ngoài ra, vỏ cây có sợi trắng mềm, có thể dùng bện thừng hoặc làm giấy
Hoa ưa sáng, phát triển tốt ở những nơi có không khí mát mẻ và thường được trồng ở sân vườn, công viên hoặc ban công để làm cảnh, trang trí
Phù Dung mọc thành từng bụi, chiều cao trưởng thành từ 2- 5m, có nhiều cành non, lá mọc so le, phiến lá có năm thùy với chiều rộng từ 10-15cm
Hai mặt lá có lông, phần mép là có răng cưa nhỏ, nở vào tháng 8 và tháng 10. Khi nở hoa xòe to, cánh hoa mỏng và xốp, gồm nhiều cánh xếp chồng lên nhau
Đặc biệt, hoa Phù Dung có khả năng đổi màu sắc rất linh hoạt trong nhiều thời điểm khác nhau như sáng trắng, trưa hồng, tối đỏ
Hoa Phù Dung gắn liền với một câu chuyện tình cảm đau buồn về nàng tiên xinh đẹp hiền lành nhưng nét mặt lúc nào cũng u buồn
Đó là câu chuyện về “Phù Dung Tiên Nữ” nảy sinh tình cảm với người trần nhưng bị chia cắt mà đau buồn đến chết
Hoa Phù Dung sớm nở tối tàn, sự ngắn ngủi đó ám chỉ kiếp “hồng nhan bạc phận” của người phụ nữ