Loài kiến 'bé hạt tiêu' sở hữu nọc độc khủng khiếp nhất quả đất

Dù là loài côn trùng tí hon, song kiến đạn được mệnh danh là 'sát thủ' với vết đốt đau đớn nhất hành tinh.

Kiến đạn (tên khoa học: Paraponera Clavata) hay còn được gọi là “kiến 24 giờ” chỉ dài hơn 2.54 cm. Giống như nhiều loài côn trùng, kiến đạn tồn tại nhờ chế độ ăn mật hoa và động vật chân đốt nhỏ bé. Tuổi thọ của nó rất ngắn, với rất ít kiến vượt qua mốc 90 ngày. (Ảnh: Internet)

Kiến đạn (tên khoa học: Paraponera Clavata) hay còn được gọi là “kiến 24 giờ” chỉ dài hơn 2.54 cm. Giống như nhiều loài côn trùng, kiến đạn tồn tại nhờ chế độ ăn mật hoa và động vật chân đốt nhỏ bé. Tuổi thọ của nó rất ngắn, với rất ít kiến vượt qua mốc 90 ngày. (Ảnh: Internet)

Dù nhìn bề ngoài có vẻ không đáng sợ lắm nhưng vết đốt của kiến đạn có thể gây đau đớn tột độ, kéo dài tận 12 đến 24 giờ. Sinh vật này sẽ không trở nên hung dữ trừ khi bị khiêu khích. (Ảnh: Internet)

Dù nhìn bề ngoài có vẻ không đáng sợ lắm nhưng vết đốt của kiến đạn có thể gây đau đớn tột độ, kéo dài tận 12 đến 24 giờ. Sinh vật này sẽ không trở nên hung dữ trừ khi bị khiêu khích. (Ảnh: Internet)

Những người từng bị sinh vật rừng nhiệt đới nhỏ bé này đốt cho biết nỗi đau do kiến cắn không gì khác trên Trái đất có thể so sánh được. May mắn thay, chưa từng có bất kỳ báo cáo nào về nạn nhân chết vì nọc độc của kiến đạn. (Ảnh: Esquire)

Những người từng bị sinh vật rừng nhiệt đới nhỏ bé này đốt cho biết nỗi đau do kiến cắn không gì khác trên Trái đất có thể so sánh được. May mắn thay, chưa từng có bất kỳ báo cáo nào về nạn nhân chết vì nọc độc của kiến đạn. (Ảnh: Esquire)

Theo Culture Trip, nhà côn trùng học, Tiến sĩ Justin Schmidt cho rằng đây là loài kiến cắn đau nhất, có nọc độc nhất thế giới. Ông từng ví cơn đau dữ dội do vết đốt của kiến đạn giống như nhúng gót chân qua đống than hồng cùng với chiếc đinh dài hơn 7.5 cm cắm vào gót chân”. (Ảnh: theanimalfacts)

Theo Culture Trip, nhà côn trùng học, Tiến sĩ Justin Schmidt cho rằng đây là loài kiến cắn đau nhất, có nọc độc nhất thế giới. Ông từng ví cơn đau dữ dội do vết đốt của kiến đạn giống như nhúng gót chân qua đống than hồng cùng với chiếc đinh dài hơn 7.5 cm cắm vào gót chân”. (Ảnh: theanimalfacts)

Tuy nhiên, dù tất cả những đau đớn mà con kiến nhỏ này có thể gây ra, nọc độc của nó có thể mang lại một số lợi ích về mặt y học. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, dù tất cả những đau đớn mà con kiến nhỏ này có thể gây ra, nọc độc của nó có thể mang lại một số lợi ích về mặt y học. (Ảnh: Internet)

Trong một bài báo khoa học năm 2001 được xuất bản trên tạp chí Protein Spotlight, Vivienne Baillie Gerritsen đã chỉ ra rằng nọc độc từ loài Paraponera clavata đã được người dân bản địa Amazon sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương pháp điều trị bệnh thấp khớp. (Ảnh: theanimalfacts)

Trong một bài báo khoa học năm 2001 được xuất bản trên tạp chí Protein Spotlight, Vivienne Baillie Gerritsen đã chỉ ra rằng nọc độc từ loài Paraponera clavata đã được người dân bản địa Amazon sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương pháp điều trị bệnh thấp khớp. (Ảnh: theanimalfacts)

Thật vậy, nọc kiến từ trước đến nay đã được sử dụng trong y học phương đông do đặc tính chống viêm của nó. Được biết, nọc độc từ nhiều loài kiến khác nhau đã được sử dụng ở Ấn Độ để cải thiện thị lực, ở Morocco để giảm mệt mỏi và ở Úc để điều trị đau đầu. (Ảnh: Internet)

Thật vậy, nọc kiến từ trước đến nay đã được sử dụng trong y học phương đông do đặc tính chống viêm của nó. Được biết, nọc độc từ nhiều loài kiến khác nhau đã được sử dụng ở Ấn Độ để cải thiện thị lực, ở Morocco để giảm mệt mỏi và ở Úc để điều trị đau đầu. (Ảnh: Internet)

Đáng chú ý, có một số nền văn hóa còn sử dụng vết đốt của kiến đạn như một lễ nghi thức chuyển sang tuổi trưởng thành. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Đáng chú ý, có một số nền văn hóa còn sử dụng vết đốt của kiến đạn như một lễ nghi thức chuyển sang tuổi trưởng thành. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Cụ thể, tại bộ tộc Satere-Mawé ở Brazil, những cậu bé bước vào tuổi 12 phải tự mình đi bắt kiến Paraponera Clavata. Sau đó, các thành viên bộ tộc ngâm kiến trong một loại thuốc an thần tự nhiên, khiến chúng bất tỉnh. (Ảnh: MARCUS MACGREGOR)

Cụ thể, tại bộ tộc Satere-Mawé ở Brazil, những cậu bé bước vào tuổi 12 phải tự mình đi bắt kiến Paraponera Clavata. Sau đó, các thành viên bộ tộc ngâm kiến trong một loại thuốc an thần tự nhiên, khiến chúng bất tỉnh. (Ảnh: MARCUS MACGREGOR)

Những con kiến sau đó được đặt vào gang tay bằng lá cây và đặt lên tay của các cậu bé 12 tuổi. Khi những con kiến thức dậy, chúng sẽ cắn những linh hồn bất hạnh này trong ít nhất 5 phút. (Ảnh: MARCUS MACGREGOR)

Những con kiến sau đó được đặt vào gang tay bằng lá cây và đặt lên tay của các cậu bé 12 tuổi. Khi những con kiến thức dậy, chúng sẽ cắn những linh hồn bất hạnh này trong ít nhất 5 phút. (Ảnh: MARCUS MACGREGOR)

Được biết, mỗi một chàng trai muốn được công nhận là đàn ông trưởng thành, có quyền kết hôn và tham dự những sự kiện trọng đại của bộ tộc sẽ phải trải qua nghi thức này tới 20 lần. (Ảnh: MARCUS MACGREGOR)

Được biết, mỗi một chàng trai muốn được công nhận là đàn ông trưởng thành, có quyền kết hôn và tham dự những sự kiện trọng đại của bộ tộc sẽ phải trải qua nghi thức này tới 20 lần. (Ảnh: MARCUS MACGREGOR)

Theo trưởng bộ tộc, mục đích của nghi thức là để cho các cậu bé thấy rằng không ai trải qua cuộc sống "mà không phải chịu bất cứ khổ ải nào hoặc không cần bất kỳ nỗ lực nào”. (Ảnh: illuminaija)

Theo trưởng bộ tộc, mục đích của nghi thức là để cho các cậu bé thấy rằng không ai trải qua cuộc sống "mà không phải chịu bất cứ khổ ải nào hoặc không cần bất kỳ nỗ lực nào”. (Ảnh: illuminaija)

Trâm Anh (Theo Ati)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-kien-be-hat-tieu-so-huu-noc-doc-khung-khiep-nhat-qua-dat-1732863.html