Mặt trăng Europa (vệ tinh của sao Mộc) có một đại dương ngầm bên dưới lớp vỏ băng dày.
Các chùm nước phun ra từ các vết nứt trên vỏ băng, giải phóng các thành phần của đại dương trên hành tinh này vào không gian.
Dấu hiệu hóa học của các vệt đỏ trên bề mặt Europa, được cho là hỗn hợp nước và muối đóng băng, một loại muối mới không có trên trái đất.
Các nhà khoa học đã xác định rằng các phần màu vàng trên bề mặt Europa là do sự hiện diện của natri clorua - hay còn gọi là muối ăn.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng việc kết hợp nước, muối ăn, nhiệt độ lạnh và áp suất cao đã tạo ra một loại tinh thể rắn mới - và chất này có thể tồn tại trên bề mặt Europa cũng như dưới đáy đại dương ẩn giấu của nó.
Lớp vỏ băng tạo nên bề mặt của Europa được ước tính dày từ 16-24 km, và đại dương của "mặt trăng" này được ước tính sâu từ 64-161 km.
Europa có đường kính 3.100km, nhỏ hơn Mặt trăng một chút.
Trong hệ Mặt trời, Europa là vệ tinh lớn thứ 6 và là vệ tinh nhỏ nhất trong nhóm Galileo, sau 3 vệ tinh lớn hơn của sao Mộc, Titan của sao Thổ và Mặt trăng của Trái đất.
Mặc dù vậy, Europa vẫn có khối lượng lớn hơn tổng cộng những vệ tinh nhỏ hơn trong hệ Mặt trời cộng lại.
Cấu tạo của Europa chủ yếu là đá silicat và có thể có lõi bằng sắt. Bề mặt của Europa được tạo thành từ những kiến tạo địa chất gần đây, có nhiều vết nứt và vỉa đá.
Europa có rất ít hố thiên thạch. Bề mặt trẻ và rất mịn của Europa khiến các nhà khoa học tin rằng bên dưới lớp ngoài cùng là một lớp nước. Và rất có thể trong đại dương ngầm này đang ẩn giấu sự sống ngoài Trái đất mà chúng ta đang tìm kiếm.
Nhiệt năng sản sinh ra do ma sát giữa các lớp vật chất của Europa dưới tác động của sao Mộc đủ để giữ cho đại dương này luôn đủ ấm để không bị đóng băng và duy trì những hoạt động địa chất ở lớp vỏ ngoài của nó.
Xem thêm video: Giải mã thứ lạ lùng chưa từng biết bên trong lõi Trái đất. Nguồn: Kienthucnet.
Thiên Trang (TH)