Loài rắn sở hữu họa tiết sặc sỡ và độc đáo tại Việt Nam

Hiện loài rắn này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, cấm mọi hành vi săn bắt và buôn bán để bảo vệ số lượng ngoài tự nhiên.

Rắn sọc quan, với tên khoa học Euprepiophis mandarinus, là một loài rắn đặc hữu của châu Á, phân bố tại Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Lào, Myanmar, và Thái Lan.

Rắn sọc quan, với tên khoa học Euprepiophis mandarinus, là một loài rắn đặc hữu của châu Á, phân bố tại Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Lào, Myanmar, và Thái Lan.

Tại Việt Nam, loài rắn này chủ yếu sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Lâm Đồng.

Tại Việt Nam, loài rắn này chủ yếu sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Lâm Đồng.

Với kích thước nhỏ, chiều dài khi trưởng thành không quá 1,4m, rắn sọc quan có đầu thuôn phù hợp với lối sống chui rúc trong hang.

Với kích thước nhỏ, chiều dài khi trưởng thành không quá 1,4m, rắn sọc quan có đầu thuôn phù hợp với lối sống chui rúc trong hang.

Điểm nổi bật của rắn sọc quan là lớp vảy với những hoa văn và màu sắc rực rỡ, phần lưng có dãy hình thoi nhiều màu sắc, nhìn xa giống như những con mắt, bụng màu vàng với các vết màu đen, xám so le nhau.

Điểm nổi bật của rắn sọc quan là lớp vảy với những hoa văn và màu sắc rực rỡ, phần lưng có dãy hình thoi nhiều màu sắc, nhìn xa giống như những con mắt, bụng màu vàng với các vết màu đen, xám so le nhau.

Mặc dù sở hữu vẻ ngoài sặc sỡ, loài rắn này không có nọc độc và rất hiền lành, nhút nhát, luôn tìm cách lẩn trốn con người, do đó được nhiều người yêu thích động vật chọn làm vật nuôi trong nhà.

Mặc dù sở hữu vẻ ngoài sặc sỡ, loài rắn này không có nọc độc và rất hiền lành, nhút nhát, luôn tìm cách lẩn trốn con người, do đó được nhiều người yêu thích động vật chọn làm vật nuôi trong nhà.

Tuy nhiên, rắn sọc quan đang phải đối mặt với tình trạng mất môi trường sống và bị săn bắt quá mức để làm vật nuôi, khiến số lượng ngoài tự nhiên giảm sút nghiêm trọng.

Tuy nhiên, rắn sọc quan đang phải đối mặt với tình trạng mất môi trường sống và bị săn bắt quá mức để làm vật nuôi, khiến số lượng ngoài tự nhiên giảm sút nghiêm trọng.

Rắn sọc quan đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, cấm mọi hành vi săn bắt và buôn bán để bảo vệ số lượng ngoài tự nhiên.

Rắn sọc quan đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, cấm mọi hành vi săn bắt và buôn bán để bảo vệ số lượng ngoài tự nhiên.

Việc bảo tồn rắn sọc quan không chỉ giúp bảo vệ một loài động vật quý hiếm mà còn là bảo vệ sự đa dạng sinh thái của Việt Nam.

Việc bảo tồn rắn sọc quan không chỉ giúp bảo vệ một loài động vật quý hiếm mà còn là bảo vệ sự đa dạng sinh thái của Việt Nam.

Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ loài rắn biết bay phổ biến ở Việt Nam.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-ran-so-huu-hoa-tiet-sac-so-va-doc-dao-tai-viet-nam-1997591.html