Tuy nhiên, trên thực tế, người dân khi sử dụng xe buýt vẫn đang bị động về thời gian bởi bảng thông tin trực tuyến cung cấp các thông tin về thời gian xe đến trạm, thông tin tuyến xe buýt tại các trạm, khoảng cách xe buýt đến trạm tại các nhà chờ xe buýt đang ở tình trạng có như không có.
Năm 2017, TPHCM đưa vào khai thác trạm xe buýt Bến Thành (đường Hàm Nghi, quận 1) với tổng kinh phí đầu tư hơn 8 tỉ đồng và được trang bị đầy đủ hệ thống thông tin, internet, nhà vệ sinh tự động hiện đại. Thời điểm đó, trạm xe buýt này được ví von là trạm buýt đạt chuẩn 5 sao. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất của trạm trở nên nhếch nhác ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải công cộng và hình ảnh của thành phố.
Theo ghi nhận, các bảng thông tin xe buýt trực tuyến tại nhà chờ xe buýt đều không hoạt động. Việc này khiến hành khách bị động trong việc chờ đón xe buýt. Trước đây, bảng này cung cấp thông tin về thời gian xe đến trạm, thông tin tuyến xe buýt tại các trạm, khoảng cách xe buýt đến trạm.
Ngoài ra, tại khu vực này còn có 4 nhà vệ sinh công cộng nhưng đều bị đóng cửa im lìm dù thành phố đang tích cực tăng thêm số lượng nhà vệ sinh cộng cộng ở trung tâm thành phố.
Tại một nhà chờ xe buýt trên đường Trương Định (quận 3) trở thành nơi tập kết rác xây dựng, xà bần bốc mùi khó chịu.
Một bảng thông tin xe buýt trực tuyến còn hoạt động tại một nhà chờ xe buýt trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1). Tuy nhiên, bảng này chỉ hiển thị số tuyến xe buýt, không có các thông tin về thời gian, khoảng cách xe đến trạm.
Nhà chờ xe buýt trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1) nhếch nhác những hình ảnh vẽ bậy.
Bảng thông tin điện tử xe buýt có mà như không tại nhà chờ xe buýt trên đường Điện Biên Phủ (quận 3).
Khó có thể nhận ra đây là điểm dừng đón xe buýt nếu tại đây không có vạch dừng xe buýt màu vàng báo hiệu.
Nhà chờ xe buýt trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1) trở thành nơi trạm trú của những người vô gia cư.
Đồng Nai