Loạt cây xanh tại Thủ đô đang chịu cảnh 'gông' siết cổ

Mặc dù việc nới 'gông' cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, trên các tuyến đường như Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng, Văn Phú... nhiều cây xanh vẫn đang chịu cảnh 'gông siết cổ'.

Cuối năm 2018, Hà Nội công bố hoàn thành trồng mới một triệu cây xanh. Khi mới trồng các cây xanh được cố định bằng gông sắt hoặc gỗ để tránh gãy, đổ do thời tiết và giúp cây phát triển theo chiều thẳng đứng.

Cuối năm 2018, Hà Nội công bố hoàn thành trồng mới một triệu cây xanh. Khi mới trồng các cây xanh được cố định bằng gông sắt hoặc gỗ để tránh gãy, đổ do thời tiết và giúp cây phát triển theo chiều thẳng đứng.

Đến năm 2022, báo chí liên tục phản ánh về việc các gông bao quanh thân cây không được nới lỏng, tháo dỡ khiến cây biến dạng và ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng. Sau đó, các đơn vị chức năng khẩn trương vào cuộc và nới gông cho cây xanh.

Đến năm 2022, báo chí liên tục phản ánh về việc các gông bao quanh thân cây không được nới lỏng, tháo dỡ khiến cây biến dạng và ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng. Sau đó, các đơn vị chức năng khẩn trương vào cuộc và nới gông cho cây xanh.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Gia đình và Xã hội, hiện nay vẫn còn nhiều cây xanh trên địa bàn Hà Nội chưa được nới lỏng gông, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và mỹ quan đô thị.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Gia đình và Xã hội, hiện nay vẫn còn nhiều cây xanh trên địa bàn Hà Nội chưa được nới lỏng gông, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và mỹ quan đô thị.

Một trong số nhiều cây xanh trên đường Võ Chí Công, Hà Nội vẫn đang bị khóa chặt bởi gông sắt khiến thân cây biến dạng

Một trong số nhiều cây xanh trên đường Võ Chí Công, Hà Nội vẫn đang bị khóa chặt bởi gông sắt khiến thân cây biến dạng

Cây mới trồng trong 2 - 3 năm đầu phải chống đỡ, đeo gông để tránh va chạm cơ giới, gãy đổ vì bộ rễ chưa phát triển. Sau một thời gian trồng phải thường xuyên kiểm tra, nới lỏng gông để cây phát triển ổn định.

Cây mới trồng trong 2 - 3 năm đầu phải chống đỡ, đeo gông để tránh va chạm cơ giới, gãy đổ vì bộ rễ chưa phát triển. Sau một thời gian trồng phải thường xuyên kiểm tra, nới lỏng gông để cây phát triển ổn định.

Nếu không nới kịp thời nới gông sẽ khiến vỏ cây bên trong bị chết dẫn đến việc sâu bệnh tấn công khiến cây gãy đổ.

Nếu không nới kịp thời nới gông sẽ khiến vỏ cây bên trong bị chết dẫn đến việc sâu bệnh tấn công khiến cây gãy đổ.

Tại khu đô thị Văn Phú - Hà Đông cũng trong tình trạng tương tự, nhiều thân cây bị biến dạng do không được nới gông.

Tại khu đô thị Văn Phú - Hà Đông cũng trong tình trạng tương tự, nhiều thân cây bị biến dạng do không được nới gông.

Phần khung sắt rỉ sét, bóp nghẹt sự phát triển của cây xanh.

Phần khung sắt rỉ sét, bóp nghẹt sự phát triển của cây xanh.

Liên quan đến thông tin nhiều cây xanh bị "siết cổ" bởi những bộ gông sắt gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, đại diện Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội cho biết: Sau khi báo chí phản ánh, công ty đã tiến hành kiểm tra, rà soát và nới gông cho cây xanh trên toàn địa bàn quản lý.

Liên quan đến thông tin nhiều cây xanh bị "siết cổ" bởi những bộ gông sắt gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, đại diện Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội cho biết: Sau khi báo chí phản ánh, công ty đã tiến hành kiểm tra, rà soát và nới gông cho cây xanh trên toàn địa bàn quản lý.

Đến nay, đơn vị đã nới gông cho khoảng 500 cây. Mùa mưa bão sắp tới, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội tiếp tục rà soát những cây phát sinh để nới gông kịp thời.

Đến nay, đơn vị đã nới gông cho khoảng 500 cây. Mùa mưa bão sắp tới, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội tiếp tục rà soát những cây phát sinh để nới gông kịp thời.

Trung Sơn

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/loat-cay-xanh-tai-thu-do-dang-chiu-canh-gong-siet-co-172230410151934842.htm