Loạt sáng chế nguy hiểm nhất, điện thoại thông minh đứng đầu
Cuộc sống con người trở nên văn minh nhờ những sáng chế. Thế nhưng, một số chúng cũng mang lại nguy hiểm cho thế giới và điện thoại thông minh là sáng chế nguy hiểm nhất.
Nhiều sáng chế tiềm ẩn hiểm họa đối với con người.
Điện thoại thông minh là sáng chế nguy hiểm?
Với nhà sản xuất Toni Siegel của Flywheel Films, điện thoại thông minh chính là sáng chế nguy hiểm nhất. Con người đã trở thành nô lệ của điện thoại thông minh mà không hề nhận thức được điều đó. Vin vào khả năng kỳ diệu trong việc kết nối người dùng với thế giới, hầu hết mọi người không thừa nhận chính điện thoại thông minh lại ngắt kết nối họ với gia đình, con cái, bạn bè, xã hội nói chung… và chính họ.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự gia tăng đột ngột của người triệu chứng trầm cảm, các yếu tố nguy cơ tự tử và tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên vào năm 2012 - vào khoảng thời gian điện thoại thông minh trở nên phổ biến.
Ông Toni thường nhận thấy bốn người ngồi cùng một bàn và không ai trong số họ có thể rời mắt khỏi điện thoại để giao tiếp. Điện thoại thông minh còn đầu độc thế hệ trẻ em với những trò chơi vô bổ và thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Bóng bán dẫn.
Theo nhà khoa học Jeff Barry, bức ảnh trên nói lên tất cả. Nếu nhiều người cho rằng năng lượng hạt nhân hoặc vũ khí hạt nhân là nguy hiểm nhất. Jeff không nghĩ vậy. Chiến tranh thế giới 2 kết thúc vào năm 1945 với hai quả bom nguyên tử. 75 năm kể từ đó không có chiến tranh thế giới thứ 3 vì các nước lớn lo sợ "đồng quy vu tận" cùng nhau. Và năng lượng hạt nhân là hình thức sản xuất năng lượng an toàn nhất!
Người ta cũng viện dẫn chiến tranh, thuốc nổ TNT, tôn giáo,… Chiến tranh không phải là một phát minh; con người biết về chiến tranh từ thế hệ tổ tiên. Tôn giáo cũng vậy. Mọi người có thể nghĩ đến một loại virus ngày tận thế sẽ là thứ nguy hiểm nhất, nhưng theo hiểu biết của Jeff Barry thì loại virus như vậy chưa hề xuất hiện.
Đối với Jeff, câu hỏi này là về một phát minh hoặc một sáng chế thực sự, tức là một cái gì đó hoàn toàn mới dựa trên khoa học mà trước đây chưa được biết đến. Ví dụ như CFC, xăng pha chì, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch,… CFC có thể phá hủy tầng ôzôn nhưng các nhà khoa học đã phát hiện kịp thời và đưa ra biện pháp giải quyết. Khoa học cũng loại bỏ xăng pha chì. Thời gian đang khiến nhiên liệu hóa thạch biến mất. Tuy nhiên, sự xuất hiện của năng lượng tái tạo sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu.
Jeff Barry nghĩ thứ nguy hiểm nhất từng được sáng chế chính là bóng bán dẫn (transistor). Ba nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Ben Labs gồm John Bardeen, William Bradford Shockley và Walter Houser Brattain sáng chế thành công transistor, mở ra một kỷ nguyên huy hoàng cho ngành điện tử và vi mạch tích hợp. Lần đầu tiên, linh kiện bán dẫn được đặt riêng lẻ trong các hộp nhỏ như thế này:
Linh kiện cho ngành điện tử.
Chúng có thể tạo ra những chiếc radio chạy được nhiều tiếng đồng hồ. Nhưng tất cả những linh kiện nhỏ đó phải được ghép lại với nhau, khá đắt tiền và cồng kềnh. Đó không phải là một vấn đề lớn đối với một chiếc radio bán dẫn, nhưng là một vấn đề lớn khi chế tạo máy tính.
Quá trình hàn bóng bán dẫn riêng biệt lại cùng các thành phần khác lên một bảng mạch và hàn các bảng mạch lại với nhau thực sự tốn kém. Do đó, để tiết kiệm chi phí và cải thiện độ tin cậy, người ta bắt đầu đặt nhiều bóng bán dẫn lên một tấm silicon hình chữ nhật và vi mạch ra đời.
Con người đã mất một khoảng thời gian dài để bắt đầu sản xuất những vi mạch với số lượng và chi phí hợp lý. Sau này, vi mạch được đưa vào máy tính. Càng ngày càng nhiều vi mạch và các thành phần khác xuất hiện trên một con chip.
Từ bóng bán dẫn dầu tiên, con người thậm chí còn xây dựng các hệ thống siêu máy chủ (server farm) để lưu trữ, truy cập và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ. Server farm bên dưới được cho là của Facebook.
Vậy tại sao bóng bán dẫn lại nguy hiểm? Nếu không có bóng bán dẫn, bạo lực mạng sẽ không xảy ra. Các công cụ xã hội như Twitter, Facebook cũng không thể trở thành phương tiện cho kẻ xấu lợi dụng, dựng chuyện, phá hủy cuộc sống con người.
Internet kết nối (hầu hết) mọi thứ từ máy pha cà phê đến các trạm phát điện. Rất nhiều cuộc tấn công mạng đã xảy ra thông qua mạng Internet.
Ai đó nấp trong bóng tối ấn một nút, máy bay chiến đấu không người lái sẽ trở thành công cụ giết người ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Bóng bán dẫn còn là chất dẫn đường đưa vũ khí hạt nhân đến mục tiêu, và cũng chính bóng bán dẫn kích nổ vũ khí chết người đó.
Bóng bán dẫn là sáng chế có khả năng kết liễu loài người. Do đó, Jeff Barry gọi đó là "sáng chế nguy hiểm nhất".
Chlorine Trifluoride.
Theo bác sĩ y khoa Rob Seddon-Smith, Chlorine trifluoride (ClF3) hay còn gọi là hóa chất N từng được Đức quốc xã sử dụng trong Chiến tranh thế giới 2 có lẽ là chất nguy hiểm nhất trên trái đất.
Hóa chất nguy hiểm mang tên N có đặc tính sôi lên khi tiếp xúc không khí, gây chết người nếu hít phải và có thể tạo ra ngọn lửa với nhiệt độ tới hơn 2.400 độ C. Chlorine trifluoride có tính oxy hóa vượt trội so với oxy nên ClF3 có thể đốt cháy những vật liệu mà bình thường không thể cháy như gạch, a-mi-ăng. Khi kết hợp với nước, nó sẽ phát nổ, tạo ra khí hydro florua chết người.
Nó không giết chết nhiều người, nhưng không giống như các thiết bị hạt nhân hoặc vũ khí, không có biện pháp an toàn để quản lý CF3. Việc sản xuất tràn lan CF3 có thể gây nguy hiểm cho xã hội.
Bên cạnh đó, chất Dimethylmercury cũng là một sáng chế nguy hiểm. Đây là một chất độc gây chết người từ từ. Hấp thu một liều chừng 0,1ml là đủ gây tử vong. Tuy nhiên, các triệu chứng ngộ độc bắt đầu biểu hiện sau vài tháng tiếp xúc, và chắc chắn là quá muộn đối với bất kỳ loại điều trị nào. Năm 1996, một giảng viên hóa học tại Đại học Dartmouth, New Hampshire, đã làm đổ một hoặc hai giọt thuốc độc lên tay đeo găng của bà – dimethylmercury đã ngấm qua găng tay cao su, các triệu chứng xuất hiện sau bốn tháng và mười tháng sau, bà qua đời.