Ông Nguyễn Đức Tỉnh, ở TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) sở hữu cây lộc vừng cao khoảng 3m, có gốc to xù xì khoảng 2 người ôm. Ảnh: Nongnghiep.
Phía thân trên cây lộc vừng có nhiều nhánh đan xen với nhau che kín cả toàn thân. Gốc cây to xù xì, được cho là có độ tuổi trên 100 năm. Ảnh: Nongnghiep.
Ông Tỉnh cho biết, mấy năm trước có người trả 650 triệu đồng cho cây lộc vừng này nhưng ông không bán. Ảnh: Nongnghiep.
Cây lộc vừng cổ thụ trồng ngay cổng nhà anh Phan Văn Toàn (TP. Việt Trì, Phú Thọ) cao khoảng 5m nhưng phần gốc phình to bất thường, đường kính gốc lến đến 2,2m. Ảnh: Dân Việt.
Anh Toàn cho biết, cây lộc vừng có tên “tích tụ phát lộc” vì đến mùa hoa, hoa đùn từ dưới gốc lên đến ngọn. Ảnh: Dân Việt.
Thân cây xù xì, nổi nhiều u cục chứng tỏ phải vài trăm năm tuổi. Ảnh: Dân Việt.
Cây ra hoa quanh năm, hoa rất dài 1,2 – 1,3m/bông, thậm chí mùa đông cũng có hoa. Đã có người trả 8 tỷ đồng nhưng anh Toàn không bán cây lộc vừng có “1-0-2” ở Việt Nam này. Ảnh: Dân Việt.Ảnh: Dân Việt.
Cuối bản Tỉn Pù (tiếng Thái gọi là bản ở chân dốc) xã Quang Phong, Quế Phong (Nghệ An) cách Quốc lộ 48D khoảng 1km có 1 cây lộc vừng cổ thụ đứng sừng sững. Ảnh: Báo Nghệ An.
Cây cao khoảng 19m, chu vi gốc 320cm, đường kính 1,6m. Gốc cây xù xì và đã rỗng ruột theo thời gian. Ảnh: Báo Nghệ An.
Trên thân cây, từ các cành lớn bé rũ xuông những chuỗi hoa đỏ tươi nom rất đẹp và ấn tượng. Ảnh: Báo Nghệ An.
Người dân bản Tỉn Pù cho biết, có người từ miền Bắc vào hỏi và trả giá 400 triệu, nhưng BQL bản họp dân và quyết không bán cho dù có mua với giá 1 tỷ đồng. Ảnh: Báo Nghệ An.
Bản chỉ đồng ý "đổi" cây lộc vừng với điều kiện người mua phải mở rộng con đường 1km từ Quốc lộ 48D vào bản, đồng thời xây dựng các cống giao thông để xe ô tô có thể vào ra bản, thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Ảnh: Báo Nghệ An.
Video: Mặt bằng bán cây cảnh Tết: Có tiền cũng khó thuê. Nguồn: VTV24
Hoàng Minh (tổng hợp)