Lợi hại của việc phối hợp máy bay - tàu nổi trong tác chiến hải quân

Tàu chiến mặt nước là phương tiện điển hình trong các cuộc chiến trên biển, tuy nhiên kể từ khi có sự ra đời của máy bay chiến đấu cho đến nay, số phận của tàu mặt nước bị đe dọa một cách nặng nề.

Hàng hải và hàng không hải quân là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh tác chiến trên biển của một quốc gia. Hai loại hình tác chiến này có sự phối hợp và bảo vệ cho nhau chặt chẽ, tạo nên lớp chiến đấu vô cùng hiệu quả, có thể phát huy tối đa sức mạnh của khí tài, chống lại sự tấn công của các loại hình tác chiến mà đối phương triển khai. Ảnh: Tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam phối hợp tác chiến cùng trực thăng săn ngầm.

Hàng hải và hàng không hải quân là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh tác chiến trên biển của một quốc gia. Hai loại hình tác chiến này có sự phối hợp và bảo vệ cho nhau chặt chẽ, tạo nên lớp chiến đấu vô cùng hiệu quả, có thể phát huy tối đa sức mạnh của khí tài, chống lại sự tấn công của các loại hình tác chiến mà đối phương triển khai. Ảnh: Tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam phối hợp tác chiến cùng trực thăng săn ngầm.

Tàu chiến mặt nước là loại khí tài kinh điển trong tác chiến trên sông, biển được con người chế tạo ra từ cách đây rất lâu. Qua thời gian, tàu chiến liên tục được cải tiến về cả chất lượng, kiểu dáng, sức mạnh và khả năng tác chiến, giúp chúng có thể hoạt động tốt trong các loại hình thời tiết phức tạp và mang hàng loạt vũ khí với sức công phá khủng khiếp. Ả nh: Biên đội tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Arleigh Burke của Mỹ.

Tàu chiến mặt nước là loại khí tài kinh điển trong tác chiến trên sông, biển được con người chế tạo ra từ cách đây rất lâu. Qua thời gian, tàu chiến liên tục được cải tiến về cả chất lượng, kiểu dáng, sức mạnh và khả năng tác chiến, giúp chúng có thể hoạt động tốt trong các loại hình thời tiết phức tạp và mang hàng loạt vũ khí với sức công phá khủng khiếp. Ả nh: Biên đội tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Arleigh Burke của Mỹ.

Tuy nhiên kể từ khi máy bay tiêm kích ra đời, nhất là trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2, các tàu chiến mặt nước đứng trước mối đe dọa cực kỳ lớn từ máy bay tiêm kích bổ nhào có thể mang theo ngư lôi và pháo công kích. Điển hình như việc thiết giáp hạm khổng lồ Yamato của Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị lực lượng tiêm kích của quân đội Mỹ nhấn chìm bằng một cuộc tập kích đường không khiến cho người ta cho rằng chiến hạm mặt nước đã lỗi thời.

Tuy nhiên kể từ khi máy bay tiêm kích ra đời, nhất là trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2, các tàu chiến mặt nước đứng trước mối đe dọa cực kỳ lớn từ máy bay tiêm kích bổ nhào có thể mang theo ngư lôi và pháo công kích. Điển hình như việc thiết giáp hạm khổng lồ Yamato của Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị lực lượng tiêm kích của quân đội Mỹ nhấn chìm bằng một cuộc tập kích đường không khiến cho người ta cho rằng chiến hạm mặt nước đã lỗi thời.

Máy bay chuyên sử dụng cho nhiệm vụ tấn công mặt biển có nhiều ưu điểm như tốc độ nhanh, thường là nhanh hơn tốc độ siêu thanh. Đây là tốc độ vô cùng lớn và vượt trội hơn nhiều so với tốc độ tối đa của những chiếc tàu chiến mặt nước chỉ có thể đạt dưới 50 hải lý/h, điều này khiến nó khó có thể chạy trốn khỏi tiêm kích trong một cuộc tập kích đường không. Ngoài ra, máy bay tấn công cũng có thể được trang bị các loại tên lửa không - đối - hạm tầm bắn xa, có thể khai hỏa từ ngoài vùng phát hiện của radar tàu và thậm chí ngoài phạm vi phòng không của tàu mặt nước. Ảnh: Biên đội tiêm kích Su-30 của Không quân Việt Nam bay biển.

Máy bay chuyên sử dụng cho nhiệm vụ tấn công mặt biển có nhiều ưu điểm như tốc độ nhanh, thường là nhanh hơn tốc độ siêu thanh. Đây là tốc độ vô cùng lớn và vượt trội hơn nhiều so với tốc độ tối đa của những chiếc tàu chiến mặt nước chỉ có thể đạt dưới 50 hải lý/h, điều này khiến nó khó có thể chạy trốn khỏi tiêm kích trong một cuộc tập kích đường không. Ngoài ra, máy bay tấn công cũng có thể được trang bị các loại tên lửa không - đối - hạm tầm bắn xa, có thể khai hỏa từ ngoài vùng phát hiện của radar tàu và thậm chí ngoài phạm vi phòng không của tàu mặt nước. Ảnh: Biên đội tiêm kích Su-30 của Không quân Việt Nam bay biển.

Tuy nhiên tiêm kích tấn công có những yếu điểm đó là thời gian tác chiến hạn chế, thường chỉ là vài giờ trong khi tàu chiến mặt nước cỡ lớn thông thường có thể bám biển đến hơn 1 tháng. Ngoài ra, tiêm kích chỉ có thể mang theo vài tấn vũ khí bao gồm cả bom, tên lửa,… trong khi tàu chiến nặng vài ngàn tấn có thể mang theo nhiều loại khí tài hạng nặng từ chống hạm, chống ngầm cho đến phòng không với số lượng lớn. Khi tấn công thường cần nhiều tiêm kích để tập kích một mục tiêu trong khi đó với lượng vũ khí mạnh mẽ thì một tàu chiến mặt nước cỡ lớn có thể cùng lúc tấn công vài mục tiêu.

Tuy nhiên tiêm kích tấn công có những yếu điểm đó là thời gian tác chiến hạn chế, thường chỉ là vài giờ trong khi tàu chiến mặt nước cỡ lớn thông thường có thể bám biển đến hơn 1 tháng. Ngoài ra, tiêm kích chỉ có thể mang theo vài tấn vũ khí bao gồm cả bom, tên lửa,… trong khi tàu chiến nặng vài ngàn tấn có thể mang theo nhiều loại khí tài hạng nặng từ chống hạm, chống ngầm cho đến phòng không với số lượng lớn. Khi tấn công thường cần nhiều tiêm kích để tập kích một mục tiêu trong khi đó với lượng vũ khí mạnh mẽ thì một tàu chiến mặt nước cỡ lớn có thể cùng lúc tấn công vài mục tiêu.

Qua thời gian, người ta cũng hiểu rõ được sự nguy hiểm của máy bay tiêm kích tấn công đối với tàu chiến mặt nước, do đó liên tục phát triển, tích hợp các loại tổ hợp phòng không hạm lên tàu chiến để nâng cao khả năng chống lại máy bay địch. Từ tổ hợp phòng thủ tầm cực gần CIWS cho đến tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung, tầm xa để bảo vệ tốt hơn tàu chiến trước các cuộc công kích từ bầu trời.

Qua thời gian, người ta cũng hiểu rõ được sự nguy hiểm của máy bay tiêm kích tấn công đối với tàu chiến mặt nước, do đó liên tục phát triển, tích hợp các loại tổ hợp phòng không hạm lên tàu chiến để nâng cao khả năng chống lại máy bay địch. Từ tổ hợp phòng thủ tầm cực gần CIWS cho đến tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung, tầm xa để bảo vệ tốt hơn tàu chiến trước các cuộc công kích từ bầu trời.

Dẫu vậy, cũng không phải tất cả các tàu chiến mặt nước đều được trang bị phòng không tầm trung - xa mà vẫn chủ yếu dùng các tổ hợp pháo cao tốc, tổ hợp phòng thủ tầm cực gần vốn chỉ có khả năng tấn công mục tiêu trong phạm vi dưới 10km. Chúng chỉ có thể chống lại các mục tiêu bay thấp như UAV, trực thăng trinh sát,… và đây cũng là khoảng cách mà tên lửa chống hạm đã vào pha cuối khiến cho cực kỳ khó đánh chặn. Ảnh: Biên đội tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam tác chiến.

Dẫu vậy, cũng không phải tất cả các tàu chiến mặt nước đều được trang bị phòng không tầm trung - xa mà vẫn chủ yếu dùng các tổ hợp pháo cao tốc, tổ hợp phòng thủ tầm cực gần vốn chỉ có khả năng tấn công mục tiêu trong phạm vi dưới 10km. Chúng chỉ có thể chống lại các mục tiêu bay thấp như UAV, trực thăng trinh sát,… và đây cũng là khoảng cách mà tên lửa chống hạm đã vào pha cuối khiến cho cực kỳ khó đánh chặn. Ảnh: Biên đội tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam tác chiến.

Do đó, khả năng chống lại những mối nguy hiểm từ trên không trung hiệu quả nhất đó chính là sử dụng chính tiêm kích quân ta để tấn công tiêm kích đối phương, tạo ô phòng không che đầu hiệu quả cho đội hình tác chiến tàu chiến mặt nước trong trường hợp thiếu các tổ hợp phòng không hạm tầm trung - xa. Ảnh: Tiêm kích Su-30 của Không quân Việt Nam.

Do đó, khả năng chống lại những mối nguy hiểm từ trên không trung hiệu quả nhất đó chính là sử dụng chính tiêm kích quân ta để tấn công tiêm kích đối phương, tạo ô phòng không che đầu hiệu quả cho đội hình tác chiến tàu chiến mặt nước trong trường hợp thiếu các tổ hợp phòng không hạm tầm trung - xa. Ảnh: Tiêm kích Su-30 của Không quân Việt Nam.

Mặc dù vậy, tiêm kích cũng có bán kính tác chiến hạn chế, không thể chiến đấu cách quá xa căn cứ nên chỉ có thể chiến đấu gần bờ. Do đó, những hải quân viễn dương hàng đầu trên thế giới chắc chắn sẽ không thể thiếu được cho mình những chiếc tàu sân bay có thể triển khai tiêm kích hạm. Tàu sân bay là một loại khí tài vô cùng lợi hại, dù không có bất cứ loại vũ khí hạng nặng tầm xa nào nhưng những chiếc máy bay tiêm kích nó mang theo vừa có khả năng tấn công chống hạm cũng vừa có khả năng phòng không bảo vệ đội hình tàu tác chiến. Ảnh: Tàu sân bay hạt nhân Nimitz của Hải quân Mỹ

Mặc dù vậy, tiêm kích cũng có bán kính tác chiến hạn chế, không thể chiến đấu cách quá xa căn cứ nên chỉ có thể chiến đấu gần bờ. Do đó, những hải quân viễn dương hàng đầu trên thế giới chắc chắn sẽ không thể thiếu được cho mình những chiếc tàu sân bay có thể triển khai tiêm kích hạm. Tàu sân bay là một loại khí tài vô cùng lợi hại, dù không có bất cứ loại vũ khí hạng nặng tầm xa nào nhưng những chiếc máy bay tiêm kích nó mang theo vừa có khả năng tấn công chống hạm cũng vừa có khả năng phòng không bảo vệ đội hình tàu tác chiến. Ảnh: Tàu sân bay hạt nhân Nimitz của Hải quân Mỹ

Có thể nói rằng, hạm đội tàu chiến mặt nước và máy bay tấn công chính là một cặp “song kiếm” tương trợ hữu hiệu lẫn nhau, một bên có độ cơ động và sức tấn công cao, một bên có độ bền bỉ và khả năng tác chiến lớn. Từ đó có thể nâng cao khả năng triển khai sức mạnh trên biển của hải quân lên rõ rệt. Với những quốc gia có thể phát triển song song và hiệu quả hai loại hình tác chiến này thì chắc chắn sẽ có một năng lực hải quân vô cùng đáng gờm. Ảnh: Biên đội tác chiến tàu sân bay của hải quân Mỹ.

Có thể nói rằng, hạm đội tàu chiến mặt nước và máy bay tấn công chính là một cặp “song kiếm” tương trợ hữu hiệu lẫn nhau, một bên có độ cơ động và sức tấn công cao, một bên có độ bền bỉ và khả năng tác chiến lớn. Từ đó có thể nâng cao khả năng triển khai sức mạnh trên biển của hải quân lên rõ rệt. Với những quốc gia có thể phát triển song song và hiệu quả hai loại hình tác chiến này thì chắc chắn sẽ có một năng lực hải quân vô cùng đáng gờm. Ảnh: Biên đội tác chiến tàu sân bay của hải quân Mỹ.

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/loi-hai-cua-viec-phoi-hop-may-bay-tau-noi-trong-tac-chien-hai-quan-1470183.html