Lời khuyên của bác sĩ về chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau Tết

Bữa ăn ngày Tết thường trái quy luật sáng - trưa - tối, thay vào đó bữa ăn có thể diễn ra vào bất kể thời gian nào trong ngày. Trật tự sinh hoạt trong bữa ăn cũng vì thế vô tình tạo ra 'gánh nặng' cho răng miệng lên gấp nhiều lần.

 Với những người dễ bị bệnh răng miệng, hương vị ngày Tết còn được "pha trộn" một chút thấp thỏm lo âu.

Với những người dễ bị bệnh răng miệng, hương vị ngày Tết còn được "pha trộn" một chút thấp thỏm lo âu.

Riêng với những người dễ bị bệnh răng miệng, hương vị ngày Tết còn được "pha trộn" một chút thấp thỏm lo âu.

"Gánh nặng" răng miệng trong ngày Tết

Đầu tiên, đối với trẻ nhỏ, sâu răng được ví như "kẻ trộm" niềm vui, tiếng cười của trẻ dịp Tết. Bởi lẽ, Tết là "thiên đường" của đồ ngọt, từ bánh - mứt - kẹo, đến nước ngọt được nạp vô tội vạ vào cơ thể đã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, a-xít hóa môi trường, phá hoại men răng dẫn đến sâu răng; trẻ đã bị sâu răng rồi thì tăng nặng.

Ở người lớn, cường độ ăn uống tăng đột ngột dẫn đến quá tải, có thể tạo thành "cú sốc" khiến môi trường trong khoang miệng không kịp thích ứng. Chưa kể, các loại đồ ăn đa dạng liên tục được nạp vào có thể gây kích ứng, dắt trong kẽ răng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Thế nên, chẳng khó hiểu khi không ít người gặp phải tình trạng đau răng, viêm chân răng, nhiệt miệng... trong dịp Tết.

Thậm chí, chế độ ăn ngày Tết còn có thể trở thành "kẻ phá hoại" với không ít người đang trong thời gian theo dõi và điều trị nha khoa như: niềng răng, trồng răng, bọc răng... Nếu trước đó cơ hàm phải "cày kéo" nỗ lực nhai nghiền thức ăn thì ngay sau đó, phần răng có thể xuất hiện tình trạng ê buốt, nhức và tăng nhạy cảm, giảm hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, phải đặc biệt lưu đến những vấn đề cấp tính như: mảng bám răng, hôi miệng... xuất hiện sau dịp Tết cổ truyền khiến con người phải một phen dày công khắc phục. Thế mới nói, xưa nay đã đúc kết, ăn Tết cũng phải tính toán một cách khoa học để không bị rơi vào cảnh "không ăn thì ngại, ăn vào thì dại".

Lời khuyên bác sĩ

Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa răng - hàm - mặt Nguyễn Phú Hòa, giảng viên thỉnh giảng Bộ môn Phục hình răng, Viện Đào tạo Răng - Hàm - Mặt, trường Đại học Y Hà Nội phân tích, dịp Tết là khoảng thời gian không dễ dàng chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách chu đáo. Tất thảy mọi người đều dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đa phần giấc ngủ bị đảo lộn, du xuân, tất bật với những cuộc vui, ăn uống tiệc tùng nhiều lần trong ngày.

Điều đó không có nghĩa bạn có thể quên đi mất răng đang ở tình trạng thế nào trong suốt cả một năm. Để bảo vệ răng một cách tốt nhất, phải lưu ý, khi ăn quá nhiều đồ ngọt dễ dẫn đến sâu răng; uống quá nhiều bia, rượu khiến men răng bị ảnh hưởng; ăn quá nhiều chất đạm tăng nguy cơ ê buốt, nhức mỏi răng. Vì vậy, hãy cân đối các nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

Ngoài ra, các bác sĩ Nguyễn Phú Hòa cũng đưa ra một số lời khuyên về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng như sau:

- Không ăn quá nhiều: Liên tục ăn uống không chỉ gây áp lực cho cơ hàm và răng, tăng tình trạng đau răng mà còn dẫn đến nguy cơ rối loạn tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa. Điều chỉnh để các bữa ăn chính cách nhau 4 tiếng, bữa chính với bữa phụ cách nhau 2 tiếng.

- Không chủ quan với răng miệng: Bạn cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường liên quan đến răng miệng. Sự can thiệp của các biện pháp y tế sẽ giúp giải quyết nhanh gọn các bệnh răng miệng, ngăn tiến triển nặng hơn.

Hà Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/loi-khuyen-cua-bac-si-ve-cham-soc-ve-sinh-rang-mieng-sau-tet-16923011920212017.htm