Lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết không được như kỳ vọng
Trong bối cảnh doanh nghiệp còn chưa hết khó khăn, Bộ Tài chính cho biết sẽ đề xuất tiếp tục giảm 35 khoản phí, lệ phí với số tiền dự kiến khoảng 700 tỷ đồng.
Nhiều Hiệp hội doanh nghiệp cho biết, sau khi tăng giá điện bán lẻ, chi phí sản xuất cũng sẽ bị đội lên khoảng 3-5%, khiến doanh nghiệp (DN) vốn đã khó lại càng thêm khó. Tính đến thời điểm này, phần lớn các DN đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2023, tuy nhiên, lợi nhuận của DN niêm yết không được như kỳ vọng.
Tổng cục Thuế cho biết, từ nay đến cuối năm, sẽ phân tích những chính sách tài khóa tiền tệ toàn cầu, để tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ có kịch bản, giải pháp chủ động trong điều hành thu ngân sách. Còn trong bối cảnh DN còn chưa hết khó khăn, Bộ Tài chính cho biết sẽ đề xuất tiếp tục giảm 35 khoản phí, lệ phí với số tiền dự kiến khoảng 700 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp quý I sẽ đánh dấu mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước thấp nhất và dự kiến có thể được cải thiện trong quý II và sẽ đạt được đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023.
Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm vĩ mô - thị trường, Công ty Chứng khoán BIDV cho biết, hiện tại thì đang tăng trưởng âm khoảng 23%, khá tiêu cực và hầu hết các ngành nghề đều suy giảm. Ngay cả ngành ngân hàng những năm trước đều rất tốt thì quý I năm nay đã tăng trưởng âm. Nếu nhìn về toàn cảnh nền kinh tế, nếu quý I tiêu cực sau đó một loạt chính sách cả về tài khóa tiền tệ sẽ giúp cho kết quả kinh doanh quý II dự báo sẽ cải thiện hơn nhưng cải thiện rõ rệt phải từ quý III.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên, nhiều ý kiến bày tỏ kỳ vọng rằng, lợi nhuận của các DN sẽ dần được hồi phục và cải thiện nhờ các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Nếu là người thích đi du lịch, các bạn có thể tham khảo thông tin sau: Người Việt đang đang chuộng đi nước ngoài nhiều hơn, khi theo số liệu từ dịch vụ tìm kiếm đặt chỗ chuyến bay trực tuyến Google Flights, trong 10 điểm du lịch Hè 2023 người Việt lên kế hoạch thì chỉ có 4 điểm đến nội địa.
Và mới đây, khách du lịch Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản và Trung Quốc để trở thành những người chi tiêu nhiều nhất khi đến Hàn Quốc, với mức giao dịch thẻ bình quân đầu người là khoảng 150 USD.
Có đến 26 trên tổng số 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đóng cửa phiên hôm qua (18/05) trong sắc đỏ; đã kéo chỉ số hàng hóa MXV- Index một lần nữa đảo chiều, giảm 0,66% xuống 2.153 điểm, thấp nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Bên cạnh đó, dòng tiền đầu tư đến thị trường cũng cho thấy sự sụt giảm, đạt mức 3.800 tỷ đồng, giảm 8%.
Các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò của hãng tin Reuters nhận định, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ có hai lần tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại hai cuộc họp tiếp theo trong năm nay. Còn theo khảo sát, lòng tin của nhà đầu tư tại Đức giảm mạnh trong tháng Năm, gây thêm lo ngại về nguy cơ suy thoái của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Liên Hợp Quốc vừa ra mắt báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới. Theo đó, mặc dù tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc trong năm nay được dự báo sẽ tăng nhẹ, nhưng triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn "mờ mịt”.
Ông Shantanu Mukherjee, người đứng đầu bộ phận chính sách và phân tích kinh tế của Liên Hợp quốc cho biết, ngay cả với những cải thiện ở 3 nền kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thế giới vẫn “thấp hơn nhiều so với mức trung bình”của 20 năm qua. "Vết sẹo do đại dịch, lỗ hổng nợ ngày càng gia tăng, triển vọng đầu tư mờ nhạt và những thách thức cơ cấu vẫn còn đó. Những điều này làm tăng triển vọng tăng trưởng tiếp tục ở dưới mức trung bình và gây tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo".
Tháng trước, người đứng đầu Quỹ tiền tệ quốc tế Kristalina Georgieva cũng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong 5 năm tới vẫn ở mức khoảng 3%, và là mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Thị trường chứng khoán
TTCK Mỹ tăng điểm trong khi các nhà đầu tư vẫn đang lạc quan về kết quả cuộc đàm phán nâng trần nợ công. Theo đó, hai chỉ số Nasdaq và S&P 500 đi lên tương ứng +1,51% và +0,94% và ghi nhận mốc điểm số cao nhất kể từ cuối tháng 8/2022. Còn lại là DJIA thêm +0,34%. Còn ở trong nước, trên đồ thị ngày, VNIndex dù hồi phục nhưng lại lùi bước khi kiểm định đường xu hướng ngắn hạn. Đồng thời, các chỉ báo kỹ thuật cũng chưa xác nhận xu hướng rõ ràng của chỉ số. Theo SSI Reseach, nhìn chung, chỉ số VNIndex duy trì vận động trong vùng 1.056 – 1.075 với biên độ thu hẹp dần, trước khi bứt phá để xác lập xu hướng mới./.