Lớp học xóa mù chữ ở bản người Mông nơi biên viễn xứ Thanh

Khi màn đêm buông xuống, lớp học của 'thầy giáo quân hàm xanh' ở bản người Mông lại vang lên tiếng đánh vần của bà con nơi biên giới.

Video: Lớp xóa mù chữ giữa rừng biên giới của các thầy giáo quân hàm xanh.

Đều đặn 19h tối mỗi ngày, khoảng gần 30 người dân đều là người dân tộc Mông ở bản Khằm 2 (xã Trung Lý, huyện biên giới Mường Lát) lại đến lớp học xóa mù chữ, xóa tái mù chữ do các chiến sĩ bộ đội biên phòng đứng lớp. Đồng bào tham gia lớp học chủ yếu là phụ nữ, thanh niên từ 20 - 30 tuổi.

Đều đặn 19h tối mỗi ngày, khoảng gần 30 người dân đều là người dân tộc Mông ở bản Khằm 2 (xã Trung Lý, huyện biên giới Mường Lát) lại đến lớp học xóa mù chữ, xóa tái mù chữ do các chiến sĩ bộ đội biên phòng đứng lớp. Đồng bào tham gia lớp học chủ yếu là phụ nữ, thanh niên từ 20 - 30 tuổi.

Đứng lớp là “thầy giáo mang quân hàm xanh” Đại úy Hơ Văn Di thuộc biên chế của Đồn biên phòng Trung Lý. Hàng ngày không kể nắng mưa, thầy Di và những người dân chưa biết chữ ở bản vùng cao này đều chăm chỉ đến lớp.

Đứng lớp là “thầy giáo mang quân hàm xanh” Đại úy Hơ Văn Di thuộc biên chế của Đồn biên phòng Trung Lý. Hàng ngày không kể nắng mưa, thầy Di và những người dân chưa biết chữ ở bản vùng cao này đều chăm chỉ đến lớp.

Đại úy Hơ Văn Di chia sẻ, do người dân đây ban ngày phải lên rẫy nên chỉ có thể học buổi tối từ 19h - 22h.

Đại úy Hơ Văn Di chia sẻ, do người dân đây ban ngày phải lên rẫy nên chỉ có thể học buổi tối từ 19h - 22h.

Tuy chưa được học qua nghiệp vụ sư phạm, nhưng anh Di vẫn tự tin đứng lớp. Để tìm phương pháp truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu cho đồng bào, anh và đồng đội tự đọc sách báo, mày mò rồi rút kinh nghiệm dần qua mỗi lớp học.

Tuy chưa được học qua nghiệp vụ sư phạm, nhưng anh Di vẫn tự tin đứng lớp. Để tìm phương pháp truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu cho đồng bào, anh và đồng đội tự đọc sách báo, mày mò rồi rút kinh nghiệm dần qua mỗi lớp học.

Chị Sùng Thị Sua (SN 1990) đang chăm chú tập viết bài theo hướng dẫn của thầy Di. Sua chia sẻ, từ ngày mở lớp chị chưa bỏ bất kể buổi học nào.

Chị Sùng Thị Sua (SN 1990) đang chăm chú tập viết bài theo hướng dẫn của thầy Di. Sua chia sẻ, từ ngày mở lớp chị chưa bỏ bất kể buổi học nào.

“Học xong trên lớp, về nhà lúc rảnh tôi lại luyện đọc và viết đọc cùng con đang tiểu học”, chị Sua nói.

“Học xong trên lớp, về nhà lúc rảnh tôi lại luyện đọc và viết đọc cùng con đang tiểu học”, chị Sua nói.

Đa phần những người phụ nữ vùng cao đều sinh ra trong gia đình đông anh em, gia cảnh khó nghèo nên tuổi thơ không được cắp sách đến trường. Khi nghe bộ đội mở lớp học chữ, những người phụ nữ như chị Sua được chồng con động viên đi học.

Đa phần những người phụ nữ vùng cao đều sinh ra trong gia đình đông anh em, gia cảnh khó nghèo nên tuổi thơ không được cắp sách đến trường. Khi nghe bộ đội mở lớp học chữ, những người phụ nữ như chị Sua được chồng con động viên đi học.

Sau hơn hai tháng theo học, hầu hết học viên trong lớp đều đã nhận biết được mặt chữ, đọc thành thạo, dù nét chữ viết trong vở còn nghuệch ngoạc. Thầy giáo Di cho biết, mỗi lớp học xóa mù, xóa tái mù diễn ra trong vòng 3 tháng.

Sau hơn hai tháng theo học, hầu hết học viên trong lớp đều đã nhận biết được mặt chữ, đọc thành thạo, dù nét chữ viết trong vở còn nghuệch ngoạc. Thầy giáo Di cho biết, mỗi lớp học xóa mù, xóa tái mù diễn ra trong vòng 3 tháng.

Người lớn tuổi nhất trong lớp học xóa mù này cũng hơn 45 tuổi. Bà Cư Thị Cháy (SN 1978, người ôm sách) bà cho biết: “Đi rẫy về chỉ kịp ăn vội bữa cơm, thay bộ quần áo rồi theo chị em đến lớp. Tôi đã lớn tuổi rồi những vẫn muốn đi học biết cái chữ, để sử dụng điện thoại cảm ứng, đọc tin nhắn của các con đi làm xa nhắn về”.

Người lớn tuổi nhất trong lớp học xóa mù này cũng hơn 45 tuổi. Bà Cư Thị Cháy (SN 1978, người ôm sách) bà cho biết: “Đi rẫy về chỉ kịp ăn vội bữa cơm, thay bộ quần áo rồi theo chị em đến lớp. Tôi đã lớn tuổi rồi những vẫn muốn đi học biết cái chữ, để sử dụng điện thoại cảm ứng, đọc tin nhắn của các con đi làm xa nhắn về”.

Nhiều đứa trẻ trong bản Mông cũng theo cha mẹ đến lớp học buổi tối.

Nhiều đứa trẻ trong bản Mông cũng theo cha mẹ đến lớp học buổi tối.

Có những lúc các em nhỏ ngồi phía cuối lớp, thi thoảng chúng lại nhắc bài khi có người đọc, viết sai.

Có những lúc các em nhỏ ngồi phía cuối lớp, thi thoảng chúng lại nhắc bài khi có người đọc, viết sai.

Những người lớn ban đầu còn bỡ ngỡ, bối rối với bút, với vở, nhưng được sự tận tìnhchỉ bảo của những thầy giáo quân hàm xanh, thấm thoắt họ đã đọc được chữ, viết được câu.

Những người lớn ban đầu còn bỡ ngỡ, bối rối với bút, với vở, nhưng được sự tận tìnhchỉ bảo của những thầy giáo quân hàm xanh, thấm thoắt họ đã đọc được chữ, viết được câu.

“Vui nhất là đồng bào ham học, ham hiểu biết, vẫn muốn được học thêm. Bởi vậy, nhiều khi lớp học kéo dài thêm thời gian, tôi vẫn hăm hở lên đường”, thầy giáo Hơ Văn Di tâm sự.

“Vui nhất là đồng bào ham học, ham hiểu biết, vẫn muốn được học thêm. Bởi vậy, nhiều khi lớp học kéo dài thêm thời gian, tôi vẫn hăm hở lên đường”, thầy giáo Hơ Văn Di tâm sự.

Hình ảnh những bà mẹ soi đèn cũng con “đi tìm con chữ” ở bản Mông huyện biên giới Mường Lát.

Hình ảnh những bà mẹ soi đèn cũng con “đi tìm con chữ” ở bản Mông huyện biên giới Mường Lát.

Về đêm khi học viên tan lớp, tiếng chào thầy giáo, ánh đèn pin lập lòe theo từng con dốc trôi về bản. Người thầy giáo quân hàm xanh thu xếp giáo án, sách vở, cùng với bà con đi qua những cung đường ngoằn nghoèo cheo leo từ các điểm trường trở về Đồn Biên phòng Trung Lý.

Về đêm khi học viên tan lớp, tiếng chào thầy giáo, ánh đèn pin lập lòe theo từng con dốc trôi về bản. Người thầy giáo quân hàm xanh thu xếp giáo án, sách vở, cùng với bà con đi qua những cung đường ngoằn nghoèo cheo leo từ các điểm trường trở về Đồn Biên phòng Trung Lý.

Thiếu tá Hoàng Ngọc Trung - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Trung Lý cho biết: Đồng chí Hơ Văn Di vừa là cán bộ Đồn Biên phòng, vừa là người dân tộc Mông nên việc dạy chữ cho bà con rất thuật tiện. Thông qua lớp học, chúng tôi mong muốn làm sao để bà con biết đọc, biết viết, làm những phép tính đơn giản. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để từng bước xóa đói, giảm nghèo. Lồng ghép các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới bà con" - Thiếu tá Hoàng Ngọc Trung nhấn mạnh.

Thiếu tá Hoàng Ngọc Trung - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Trung Lý cho biết: Đồng chí Hơ Văn Di vừa là cán bộ Đồn Biên phòng, vừa là người dân tộc Mông nên việc dạy chữ cho bà con rất thuật tiện. Thông qua lớp học, chúng tôi mong muốn làm sao để bà con biết đọc, biết viết, làm những phép tính đơn giản. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để từng bước xóa đói, giảm nghèo. Lồng ghép các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới bà con" - Thiếu tá Hoàng Ngọc Trung nhấn mạnh.

Hoàng Đông

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/lop-hoc-xoa-mu-chu-o-ban-nguoi-mong-noi-bien-vien-xu-thanh/193081.htm