Lũ sông Lô vượt mức báo động, Tuyên Quang ra lệnh sơ tán khẩn cấp

Tỉnh Tuyên Quang yêu cầu các cơ quan chức năng di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt, đặc biệt đối với các vị trí đã xảy ra sạt lở.

Cũng như nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh Tuyên Quang đang phải đương đầu với những khó khăn nghiêm trọng sau cơn bão số 3. Mưa lớn kéo dài đã dẫn đến tình trạng lũ lụt và sạt lở đất, gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân.

Trước tình hình này, UBND tỉnh Tuyên Quang đề nghị các cơ quan, đơn vị chỉ đạo các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang, đò dọc... thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản khi hồ thủy điện Tuyên Quang xả lũ.

Các cơ quan, đơn vị rà soát, bảo đảm thực hiện an toàn các công trình đang thi công, các hoạt động khai thác tập kết trung chuyển cát sỏi. Tuyệt đối không để xảy ra các thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản.

Tỉnh Tuyên Quang yêu cầu các cơ quan chức năng di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt, đặc biệt đối với các vị trí đã xảy ra sạt lở. Cụ thể, những cư dân sống tại tổ dân phố Vĩnh Hưng, Vĩnh Khang (thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa); tổ dân phố Nà Khà (thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình); khu dân cư thôn Đán Khao (xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn).

Tỉnh Tuyên Quang yêu cầu các cơ quan chức năng di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt,...

Tỉnh Tuyên Quang yêu cầu các cơ quan chức năng di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt,...

Bên cạnh việc sơ tán, lực lượng chức năng cũng được bố trí để kiểm soát và hướng dẫn giao thông qua các khu vực ngập lụt, sạt lở. Việc này nhằm ngăn chặn người và phương tiện đi qua những nơi không đảm bảo an toàn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn.

Các địa phương chủ động triển khai các các biện pháp ứng phó theo theo kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai đã lập; bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn các tuyến đường huyện quản lý và các khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở để bảo đảm an toàn cho người dân.

Các lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di dời tài sản.

Các lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di dời tài sản.

Nằm ngay sát sông Lô, trong ngày mùng 9 -10/9 khi mực nước sông Lô dâng cao chính quyền xã Cấp Tiến - huyện Sơn Dương đã liên tục rà soát kiểm tra tình hình thiên tai trên địa bàn. Nhất là những hộ nằm trong vùng nguy cơ cao và di dời tài sản của người dân đến nơi an toàn.

"Đến thời điểm trưa ngày 10/9, hướng sông Phó Đáy - huyện Sơn Dương cơ bản mực nước đã rút, nguy cơ cao nhất thì đã qua, tuy nhiên cũng không thể chủ quan trước diễn biến phúc tạp của thời tiết. Còn dọc tuyến sông Lô mực nước vẫn đang lên, huyện cũng có chỉ đạo tất cả các xã trong ngày 9/9 trên cơ sở dự báo xả lũ chúng tôi đã tổ chức di dời toàn bộ người dân ra khỏi ngập úng.

Đồng thời tổ chức ứng trực thường xuyên 24/24, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh", ông Giang Tuấn Anh - Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương chia sẻ với PV Người Đưa Tin.

Trước đó ngày 9/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã phát đi Công điện số 6644/CĐ-BNN-ĐĐ, yêu cầu Công ty Thủy điện Tuyên Quang tiếp tục mở thêm 2 cửa xả đáy để điều tiết nước, như vậy, cả 8 cửa đáy đã phải mở. Việc này nhằm đảm bảo an toàn cho hạ du khi hồ thủy điện Tuyên Quang vận hành trong bối cảnh mưa bão diễn biến phức tạp.

Mưa lớn kéo dài đã dẫn đến tình trạng lũ lụt và sạt lở đất, gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân tại tỉnh Tuyên Quang.

Mưa lớn kéo dài đã dẫn đến tình trạng lũ lụt và sạt lở đất, gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân tại tỉnh Tuyên Quang.

Bộ NN&PTNT đã kêu gọi các tỉnh, thành phố trong khu vực như Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội phối hợp trong việc thông báo cho người dân về tình hình xả lũ, đồng thời rà soát an toàn cho các công trình đang thi công.

Kể từ 9h đến 15h ngày 9/9, các cửa xả đáy số 4, 5, 6, 7, 8 của hồ thủy điện Tuyên Quang đã được mở liên tục, khiến mực nước sông Lô dâng cao nhanh chóng. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ được xác định ở cấp 3, tức là cấp độ cực kỳ nguy hiểm.

Nước lũ đã khiến thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa và thị trấn Na Hang, huyện Na Hang bị ngập sâu trong nước nhiều giờ. Tại TP. Tuyên Quang, mực nước sông Lô đã tràn lên tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, một trong những con đường chính của thành phố, vào lúc 22h30 cùng ngày. Đây là mức nước cao kỷ lục trong hơn 10 năm qua, lực lượng chức năng đang tiếp tục hỗ trợ nhiều cư dân ở đây di dời.

Tại TP. Tuyên Quang, mực nước sông Lô đã tràn lên Quảng trường Nguyễn Tất Thành.

Tại TP. Tuyên Quang, mực nước sông Lô đã tràn lên Quảng trường Nguyễn Tất Thành.

Ông Đặng Văn Tiến (Yên Sơn - Tuyên Quang) cho biết: "Hơn 30 năm tôi mới thấy thời tiết mưa gió như thế này, việc cả 8 cửa đáy thủy điện đồng loạt xả lũ tôi cũng chưa thấy bao giờ. Chính quyền địa phương đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho người dân để đồ đạc tại khu trường học và có những biện pháp hỗ trợ rất nhanh chóng".

Tính đến 10h00’ ngày 10/9/2024, mực nước thượng lưu hồ Tuyên Quang ở cao trình 118,68m, lưu lượng đến hồ 4.369m3/s, lưu lượng xả 5.010m3/s.

Trong sáng sớm ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ra lệnh cho Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng một cửa xả đáy vào lúc 8h cùng ngày.

Tiếp tục đến 12h cùng ngày đóng tiếp 1 cửa xả đáy. Như vậy, từ 12h ngày 10/9, Thủy điện Tuyên Quang chỉ còn mở 6 cửa xả đáy.

Ma Thị Kim Thoa

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/lu-song-lo-vuot-muc-bao-dong-tuyen-quang-ra-lenh-so-tan-khan-cap-20424091012511185.htm