Lựa chọn tay lái trợ lực điện hay thủy lực?

Tay lái trợ lực điện hay thủy lực đều có ưu điểm và nhược điểm riên nên lựa chọn loại nào cũng phải chấp nhận những nhược điểm đi kèm.

Tuy nhiên, đến nay hầu hết các mẫu xe mới sử dụng tay lái trợ lực điện (EPS). Số lượng xe sử dụng tay lái thủy lực (HPS) không còn nhiều và số lượng xe tay lái không trợ lực đang dần biến mất.

Dưới đây là một số ưu điểm, nhược điểm của mỗi loại tay lái.

Hệ thống trợ lực lái thủy lực

Ngày nay đa số các loại xe hiện tại đều sử dụng tay lái trợ lực điện. (Ảnh minh họa).

Ngày nay đa số các loại xe hiện tại đều sử dụng tay lái trợ lực điện. (Ảnh minh họa).

Ưu điểm được nhắc đến đầu tiên đó là chi phí sản xuất thấp, phí bảo dưỡng rẻ.

Đã xuất hiện và được kiểm chứng từ rất lâu trên mọi thị trường về các kết cấu có cơ khí có độ tin cậy cao, tuổi thọ cao và rất ít khi bị hư hỏng.

Đơn giản trong kết cấu

Tính ổn định: Trợ lực lái thủy lực có tốc độ trả lái vô lăng về trung tâm nhanh, vậy nên việc giữ xe đi trên một đường thẳng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Cảm giác lái chân thực: hệ thống này có kết cấu hoàn toàn bằng cơ khí nên phản ứng với mặt đường vô cùng chân thực. Tài xế có thể cảm nhận được lực dội ngược lên vô lăng.

Nhược điểm: Hệ thống lái thủy lực khiến bạn có cảm giác nặng tay lái ở dải tốc độ thấp và nhẹ khi di chuyển ở tốc độ cao. Do phụ thuộc vào vòng tua máy động cơ để bơm có thể tạo ra áp suất dầu, ở dải tốc độ thấp thì áp suất sẽ thấp, đồng nghĩa với việc trợ lực yếu và ngược lại.

Độ chính xác chưa cao: Hiện nay, mọi thứ đều đi theo hướng điện tử hóa để có được độ chính xác cao nhất.

Trợ lực lái điện

Được đúc kết từ nhiều tính năng của các hệ thống lái cũ, kết hợp với những công nghệ tiên tiến trong thời đại phát triển hiện nay, hệ thống trợ lực lái điện đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm từ trước.

Một ưu điểm dễ nhận biết đó là những cảm giác lái an toàn khi di chuyển với tốc độ cao: Khi di chuyển ở tốc độ cao, vô lăng sẽ trở nên nặng hơn.

Tiết kiệm nhiên liệu hơn khoảng 2 - 3%. Thay vì phải dùng bơm dầu để trích công suất từ động cơ thì motor điện chỉ cần lấy năng lượng từ máy phát và ắc quy. Ngoài ra, motor chỉ chạy khi cần trợ lực.

Tính công nghệ hiện đại: Với việc tích hợp điện tử, hệ thống lái hoàn toàn được kết nối với hệ thống phanh, treo bằng mạng giao tiếp giữa các ECU. Từ đó chiếc xe sẽ phục vụ bạn một cách tốt nhất và an toàn nhất.

Nhược điểm dễ nhận thấy là hệ thống trợ lực điện được cấu tạo phức tạp với nhiều chi tiết hơn trợ lực lái thủy lực.

Độ tin cậy không cao: Vì nó liên quan tới cảm biến, motor, tất cả đều là thiết bị điện nên bị đánh giá độ tin tưởng không cao. Tuy nhiên, thế không có nghĩa là nó hay hư hỏng. Ở đây là đánh giá về độ tin tưởng.

Mất cảm giác lái: Khi xe di chuyển chậm thì cảm giác đánh lái là rất nhẹ. Điều này khó khắc phục được hoàn toàn do giới hạn tối thiểu công suất của motor. Nếu khi di chuyển vào những đoạn được xấu thì sẽ khiến người lái không thể cảm nhận được bề mặt đường để điều khiển.

Chi phí sản xuất và bảo dưỡng cao hơn: Hệ thống trợ lực điện ít khi phải kiểm tra. Tuy nhiên, nếu hư hỏng phần cứng thì đa số đều phải thay mới toàn bộ nên chi phí cho mỗi lần sửa chữa sẽ cao hơn.

Tay lái trợ lực loại nào an toàn hơn?

Về nguyên lý, tay lái trợ lực điện sử dụng điện năng do động cơ sinh ra, hoạt động theo cơ cấu đơn giản hơn so với tay lái trợ lực dầu thủy lực. Bên cạnh đó, tay lái trợ lực điện dễ sử dụng, cho cảm giác tốt hơn tay lái trợ lực dầu thủy lực.

Tuy nhiên, do tay lái trợ lực điện thường dùng cơ cấu bánh răng - trục vít là cơ cấu tự khóa nên khi không có điện thì vô lăng sẽ bị khóa, trong trường hợp bất thường như lỗi cảm biến, mất nguồn điện cấp cho mô tơ thì vô lăng sẽ bị khóa.

Nó sẽ nguy hiểm khi sự cố xảy ra khi xe đang lưu thông tên đường nên xét về góc độ an toàn thì EPS kém hơn HPS

Ngày nay, EPAS/EPS được cải tiến hơn trước rất nhiều nhờ vào những công nghệ tiên tiến và có khả năng mang đếm cảm giác tay lái chân thật cho tài xế, bên cạnh đó ưu điểm giúp tiết kiệm nhiên liệu khiến cho trợ lực lái điện tử được ứng dụng rộng rãi từ những hãng xe phổ thông như Toyota, Ford hay những nhà sản xuất xe sang như Mercedes, BMW và Audi.

Đi kèm EPAS/EPS là tính năng chống rung lắc chủ động giúp hạn chế tác động mà lốp xe gây ra, giúp tay lái êm ái và dễ điều khiển hơn, đặc biệt là khả năng “bù lệch hướng” liên tục tự điều chỉnh để giữ cho xe ổn định khi mặt đường không bằng phẳng hoặc có gió tạt ngang.

PHẠM DUY (Tổng hợp)

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/lua-chon-tay-lai-tro-luc-dien-hay-thuy-luc-ar870460.html