Súng phóng lựu M-79 được quân đội Mỹ đưa và sử dụng từ đầu những năm 1960 và trang bị vô cùng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam. Súng ngắn gọn, đơn giản nhưng lại có hỏa lực cao, sát thương mạnh, như là một khẩu cối cầm tay. Sau năm 1975, Việt Nam thu được rất nhiều loại súng này. Nhận thấy những ưu điểm của nó, quân đội ta đã đưa vào sử dụng đại trà trong biên chế từng tiểu đội và đến nay đã tự sản xuất được súng phóng lựu này. Ảnh: Chiến sĩ lục quân Việt Nam với súng phóng lựu M-79.
Mặc dù vậy, do thời gian sử dụng đã lâu, là công nghệ của những năm 1960 nên M-79 đến nay đã bộc lộ một số hạn chế, trong đó có việc súng sử dụng cơ chế bắn phát một, cung cấp mật độ hỏa lực không cao. Cộng với việc trong tiểu đội phải mất đi một tay súng trường để sử dụng súng phóng lựu M-79 làm giảm sức mạnh tiểu đội, trong khi đó đa phần các nước đã chuyển qua sử dụng súng phóng lựu kẹp nòng hoặc súng phóng lựu ổ xoay. Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam với tập luyện với M-79 và mặt nạ phòng hóa.
Nhận thấy những mặt hạn chế của M-79, Việt Nam đã chế tạo ra loại súng phóng lựu ổ xoay mới với tên gọi SPL-6 (súng phóng lựu - 6 đạn). Loại súng này đã xuất hiện từ đầu những năm 2010 tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức sản xuất thử nghiệm, đề tài, chưa từng được biên chế cho lực lượng huấn luyện chiến đấu. Ảnh: Súng phóng lựu SPL-6 của Việt Nam.
Tuy nhiên trong một bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội gần đây đã cho thấy những chiến sĩ lục quân bắt đầu được trang bị súng phóng lựu SPL-6 cho công tác huấn luyện. Đây là một điều vô cùng bất ngờ, chứng tỏ những khẩu súng này đang dần thay thế vị trí của M-79 trong tương lai không xa. Ảnh: Chiến sĩ với súng phóng lựu SPL-6 của Việt Nam trên thao trường.
SPL-6 được chế tạo bởi Viện vũ khí thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng. Có tốc độ bắn và mật độ hỏa lực vượt trội hơn hẳn so với M-79 đang được trang bị đại trà trong quân đội ta. Ảnh: Súng SPL-6. Nguồn: QPVN
Súng sử dụng cơ cấu nạp đạn ở xoay với 6 đạn cỡ 40x46mm,tốc đạ bắn tốc đa 2 phát/s, sơ tốc đạn đạt 76m/s và tầm bắn hiệu quả 375m, tối đa 400m. Ảnh: Cận cảnh SPL-6 tại triển lãm Indodefence tại Indonesia năm 2018 với định danh là SPL-40L.
SPL-6 có trọng lượng 5.3kg, chiều dài 778mm khi mở báng và 565mm khi gấp báng, nòng dài 300mm. Ảnh: Cơ cấu nạp đạn cho súng SPL-6. Nguồn: VTV.
Súng không trang bị thước ngắm cơ học như M-79 mà tích hợp sẵn rail Picatinny cho phép nó sử dụng các loại kính ngắm quang học, tạo độ chính xác cao hơn nhiều so với loại súng cũ. Ảnh: Cận cảnh kính ngắm quang học trên súng SPL-6. Nguồn: VTV.
Mặc dù vậy, súng SPL-6 vẫn có một có nhược điểm là khối lượng súng khá lớn, báng súng còn chưa thể điều chỉnh mức độ để phù hợp với vai người bắn. Ảnh: Cận cảnh hệ thống cò và báng súng của SPL-6.
Tuy vậy, với tốc độ bắn cao, mật độ hỏa lực lớn, SPL-6 về tính năng có thể nói là hoàn toàn tương đương với loại súng phóng lự M232 GLM nổi tiếng của Hoa Kỳ. Ảnh: Cấu tạo các bộ phận của SPL-6
Có thể thấy, trong bối cảnh các nước xung quanh là Trung Quốc và Campuchia đã đưa vào trang bị mẫu súng phóng lựu ổ xoay LG-4 có nhiều ưu điểm vượt trội hơn M-79 của Việt Nam, quân đội ta đã nhanh chóng đưa vào trang bị súng phóng lựu SPL-6 để có thể làm đối trọng, có tính năng tương đương với loại vũ khí nước ngoài. Từ đó góp phần nâng cao hơn khả năng tác chiến của chiến sĩ trong môi trường chiến tranh hiện đại. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc với súng phóng lựu ổ xoay LG-4.
Video Súng phóng lựu và súng bắn góc khuất do Việt Nam chế tạo - Nguồn: VTV4
Hùng Dũng