Lưới lửa phòng không của Việt Nam trong chiến dịch Linebacker II

Cuối năm 1972, Không quân Mỹ mở chiến dịch Linebacker II với mục đích giành chiến thắng cuối cùng, buộc ta phải ký vào hiệp định Paris với những điều khoản có lợi cho chúng.

Ngày 17/12/1972, Tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc đó là Richard Nixon đã ký lệnh mở chiến dịch Linebacker II, buộc ta phải chấp nhận ký kết hiệp định Paris bằng những điều khoản có lợi cho chúng. Đêm 18/12, những tốp oanh tạc cơ B-52 với sự hộ tống của hàng loạt tiêm kích đã hướng thẳng về Hà Nội. Nguồn ảnh: TL.

Ngày 17/12/1972, Tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc đó là Richard Nixon đã ký lệnh mở chiến dịch Linebacker II, buộc ta phải chấp nhận ký kết hiệp định Paris bằng những điều khoản có lợi cho chúng. Đêm 18/12, những tốp oanh tạc cơ B-52 với sự hộ tống của hàng loạt tiêm kích đã hướng thẳng về Hà Nội. Nguồn ảnh: TL.

Giới chóp bu diều hâu tại Lầu Năm Góc không hề biết rằng Lực lượng Phòng không Việt Nam khi ấy chính là một lực lượng được biên chế một cách vô cùng bài bản với hỏa lực nhiều tầng, nhiều lớp, hỗ trợ và bổ sung cho nhau tạo thành một thể thống nhất và sẽ tạo cho người Mỹ một nỗi khiếp sợ mà cho đến hàng chục năm sau họ vẫn phải nhớ. Nguồn ảnh: TL.

Giới chóp bu diều hâu tại Lầu Năm Góc không hề biết rằng Lực lượng Phòng không Việt Nam khi ấy chính là một lực lượng được biên chế một cách vô cùng bài bản với hỏa lực nhiều tầng, nhiều lớp, hỗ trợ và bổ sung cho nhau tạo thành một thể thống nhất và sẽ tạo cho người Mỹ một nỗi khiếp sợ mà cho đến hàng chục năm sau họ vẫn phải nhớ. Nguồn ảnh: TL.

Phòng không Việt Nam vào thời điểm Mỹ thực hiện chiến dịch Linebacker II có thể coi là một thế trận phòng không hàng đầu khu vực Châu Á được tổ chức theo phong cách Liên Xô từ tầm thấp, tầm trung cho đến tầm cao,… Với sự tham gia của cả bộ đội chính quy, du kích, tự vệ, nông dân, công nhân,... Có thể nói đây là một thế trận phòng không nhân dân làm nên một trận “Điện Biên Phủ trên không” lịch sử, khiến Không quân Mỹ "nhớ đời". Nguồn ảnh: TL.

Phòng không Việt Nam vào thời điểm Mỹ thực hiện chiến dịch Linebacker II có thể coi là một thế trận phòng không hàng đầu khu vực Châu Á được tổ chức theo phong cách Liên Xô từ tầm thấp, tầm trung cho đến tầm cao,… Với sự tham gia của cả bộ đội chính quy, du kích, tự vệ, nông dân, công nhân,... Có thể nói đây là một thế trận phòng không nhân dân làm nên một trận “Điện Biên Phủ trên không” lịch sử, khiến Không quân Mỹ "nhớ đời". Nguồn ảnh: TL.

Ở tầng thấp nhất, các chiến sĩ sử dụng vũ khí cá nhân được trang bị như súng trường, súng tiểu liên, súng máy hạng nhẹ với tầm bắn hiệu quả khoảng vài trăm cho đến 1.000m. Dẫu không thể bắn hạ được những chiếc oanh tạc cơ có tầm bay cao tuy nhiên vẫn có hiệu quả nhất định trong trường hợp máy bay tiêm kích hoặc cường kích của địch bổ nhào cắt bom công kích mặt đất ở tầm thấp. Điển hình là vào năm 1965, khẩu đội 4 dân quân Nghệ An sử dụng súng trường K44 đã xuất sắc bắn hạ 1 tiêm kích phản lực Mỹ. Nguồn ảnh: TL.

Ở tầng thấp nhất, các chiến sĩ sử dụng vũ khí cá nhân được trang bị như súng trường, súng tiểu liên, súng máy hạng nhẹ với tầm bắn hiệu quả khoảng vài trăm cho đến 1.000m. Dẫu không thể bắn hạ được những chiếc oanh tạc cơ có tầm bay cao tuy nhiên vẫn có hiệu quả nhất định trong trường hợp máy bay tiêm kích hoặc cường kích của địch bổ nhào cắt bom công kích mặt đất ở tầm thấp. Điển hình là vào năm 1965, khẩu đội 4 dân quân Nghệ An sử dụng súng trường K44 đã xuất sắc bắn hạ 1 tiêm kích phản lực Mỹ. Nguồn ảnh: TL.

Ở tầng tiếp theo và có khả năng tiêu diệt máy bay hiệu quả hơn so với súng cá nhân là súng máy phòng không hạng nặng. Phổ biến ở thời điểm này là các khẩu đội súng máy 12.7mm DShK do Liên Xô sản xuất và phiên bản của nó là Type-54 do Trung Quốc sản xuất. Súng này có ưu điểm là sử dụng đạn 12.7x108mm chuẩn Liên Xô có sức công phá lớn hơn nhiều so với đạn súng bộ binh, trong khi đó tầm bắn hiệu quả khi bắn mục tiêu bay lên tới 1.500m giúp dễ dàng hạ gục các loại máy bay bổ nhào. Nguồn ảnh: TL.

Ở tầng tiếp theo và có khả năng tiêu diệt máy bay hiệu quả hơn so với súng cá nhân là súng máy phòng không hạng nặng. Phổ biến ở thời điểm này là các khẩu đội súng máy 12.7mm DShK do Liên Xô sản xuất và phiên bản của nó là Type-54 do Trung Quốc sản xuất. Súng này có ưu điểm là sử dụng đạn 12.7x108mm chuẩn Liên Xô có sức công phá lớn hơn nhiều so với đạn súng bộ binh, trong khi đó tầm bắn hiệu quả khi bắn mục tiêu bay lên tới 1.500m giúp dễ dàng hạ gục các loại máy bay bổ nhào. Nguồn ảnh: TL.

Ngoài ra còn có các khẩu đội súng máy phòng không hạng nặng ZPU 14.5mm. Súng có cỡ nòng lớn hơn và thường được gắn trên khung bệ bánh lốp để có thể cơ động chiến đấu. Đặc biệt, tổ hợp súng máy ZPU-4 với 4 nòng 14.5mm khi nhả đạn liên tục sẽ tạo ra một mật độ hỏa lực dày đặc khiến có thể “vít cổ” bất cứ loại tiêm kích bổ nhào trong tầm bắn. Nguồn ảnh: TL.

Ngoài ra còn có các khẩu đội súng máy phòng không hạng nặng ZPU 14.5mm. Súng có cỡ nòng lớn hơn và thường được gắn trên khung bệ bánh lốp để có thể cơ động chiến đấu. Đặc biệt, tổ hợp súng máy ZPU-4 với 4 nòng 14.5mm khi nhả đạn liên tục sẽ tạo ra một mật độ hỏa lực dày đặc khiến có thể “vít cổ” bất cứ loại tiêm kích bổ nhào trong tầm bắn. Nguồn ảnh: TL.

Ta cũng cho tích hợp tổ hợp súng máy ZPU-2 với 2 nòng 14.5mm lên các xe thiết giáp việt dã bánh lốp như BTR-40, BTR-152,… cho nhiệm vụ cơ động phòng không nhanh chóng, dễ dàng bổ sung lực lượng kịp thời cho các khu vực cần thiết. Nguồn ảnh: TL.

Ta cũng cho tích hợp tổ hợp súng máy ZPU-2 với 2 nòng 14.5mm lên các xe thiết giáp việt dã bánh lốp như BTR-40, BTR-152,… cho nhiệm vụ cơ động phòng không nhanh chóng, dễ dàng bổ sung lực lượng kịp thời cho các khu vực cần thiết. Nguồn ảnh: TL.

Sau các khẩu đội súng cá nhân và súng máy là đến các khẩu đội pháo phòng không. Có thể nói, pháo phòng không của Việt Nam tham gia chiến dịch Linebacker II là vô cùng đa dạng với nhiều chủng loại được cung cấp từ nhiều nguồn như Liên Xô, Trung Quốc và khối anh em Xã hội Chủ nghĩa v.v… Các tổ hợp này đã cùng quân và dân miền Bắc chiến đấu vô cùng hiệu quả, tạo nên nhiều chiến công hiển hách. Nguồn ảnh: TL.

Sau các khẩu đội súng cá nhân và súng máy là đến các khẩu đội pháo phòng không. Có thể nói, pháo phòng không của Việt Nam tham gia chiến dịch Linebacker II là vô cùng đa dạng với nhiều chủng loại được cung cấp từ nhiều nguồn như Liên Xô, Trung Quốc và khối anh em Xã hội Chủ nghĩa v.v… Các tổ hợp này đã cùng quân và dân miền Bắc chiến đấu vô cùng hiệu quả, tạo nên nhiều chiến công hiển hách. Nguồn ảnh: TL.

Ít ai biết rằng, Phòng không Việt Nam còn sử dụng rất nhiều pháo phòng không Flak-88 nổi tiếng do Đức Quốc xã chế tạo và sử dụng trong Thế chiến thứ 2. Mẫu pháo này thành công không chỉ trong việc bắn máy bay mà còn có sức xuyên giáp khủng khiếp, khiến nhiều loại xe tăng của quân Đồng minh vô cùng khiếp sợ. Sau cuộc chiến này, Liên Xô thu được cơ số không ít pháo Flak-88 và viện trợ cho các nước anh em trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Ít ai biết rằng, Phòng không Việt Nam còn sử dụng rất nhiều pháo phòng không Flak-88 nổi tiếng do Đức Quốc xã chế tạo và sử dụng trong Thế chiến thứ 2. Mẫu pháo này thành công không chỉ trong việc bắn máy bay mà còn có sức xuyên giáp khủng khiếp, khiến nhiều loại xe tăng của quân Đồng minh vô cùng khiếp sợ. Sau cuộc chiến này, Liên Xô thu được cơ số không ít pháo Flak-88 và viện trợ cho các nước anh em trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Đặc biệt, pháo cao xạ của ta không chỉ bắn tiêm kích ở tầm bay thấp mà còn bắn rụng được cả “Siêu pháo đài bay B-52 bất khả xâm phạm” của Không quân Mỹ luôn tự hào. Trong đêm ngày 24 và 26/12/1972, các khẩu đội pháo cao xạ KS-19 cỡ nòng 100mm đã bắn rơi 2 chiếc oanh tạc cơ B-52 trên bầu trời Thái Nguyên, tạo nên một chiến công vô tiền khoáng hậu, sử dụng pháo phòng không bắn rơi máy bay ném bom chiến lược của Mỹ. Nguồn ảnh: TL.

Đặc biệt, pháo cao xạ của ta không chỉ bắn tiêm kích ở tầm bay thấp mà còn bắn rụng được cả “Siêu pháo đài bay B-52 bất khả xâm phạm” của Không quân Mỹ luôn tự hào. Trong đêm ngày 24 và 26/12/1972, các khẩu đội pháo cao xạ KS-19 cỡ nòng 100mm đã bắn rơi 2 chiếc oanh tạc cơ B-52 trên bầu trời Thái Nguyên, tạo nên một chiến công vô tiền khoáng hậu, sử dụng pháo phòng không bắn rơi máy bay ném bom chiến lược của Mỹ. Nguồn ảnh: TL.

Và cuối cùng, thành phần quan trọng nhất và đặc biệt nhất, lập được rất nhiều chiến công với việc bắn rụng hàng chục oanh tạc cơ B-52 Mỹ chính là các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina với tên định danh NATO là SAM-2 mà người Mỹ vẫn chê cười và coi là "cổ lỗ sĩ". Các tổ hợp này lúc bấy giờ là những tổ hợp phòng không mạnh nhất củaViệt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Và cuối cùng, thành phần quan trọng nhất và đặc biệt nhất, lập được rất nhiều chiến công với việc bắn rụng hàng chục oanh tạc cơ B-52 Mỹ chính là các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina với tên định danh NATO là SAM-2 mà người Mỹ vẫn chê cười và coi là "cổ lỗ sĩ". Các tổ hợp này lúc bấy giờ là những tổ hợp phòng không mạnh nhất củaViệt Nam. Nguồn ảnh: TL.

S-72 Dvina có tầm bắn tối đa khoảng 45km, trần bay tối đa của tên lửa 20km đủ sức bắn hạ B-52 ngay cả khi nó đạt độ cao bay cao nhất. Tuy nhiên do B-52 sử dụng các loại hệ thống gây nhiễu vô cùng lợi hại khiến cho bộ đội ta gặp vô vàn khó khăn trong việc bắn rơi nó và chịu nhiều tổn thất nặng nề trong giai đoạn ban đầu. Về sau, ta đã cải tiến và sử dụng đài radar bắt mục tiêu của tổ hợp pháo phòng không 57mm khiến cho B-52 lộ nguyên hình và lần lượt bị bắn rụng như sung trên bầu trời miền Bắc. Nguồn ảnh: TL.

S-72 Dvina có tầm bắn tối đa khoảng 45km, trần bay tối đa của tên lửa 20km đủ sức bắn hạ B-52 ngay cả khi nó đạt độ cao bay cao nhất. Tuy nhiên do B-52 sử dụng các loại hệ thống gây nhiễu vô cùng lợi hại khiến cho bộ đội ta gặp vô vàn khó khăn trong việc bắn rơi nó và chịu nhiều tổn thất nặng nề trong giai đoạn ban đầu. Về sau, ta đã cải tiến và sử dụng đài radar bắt mục tiêu của tổ hợp pháo phòng không 57mm khiến cho B-52 lộ nguyên hình và lần lượt bị bắn rụng như sung trên bầu trời miền Bắc. Nguồn ảnh: TL.

Có thể nói rằng, hệ thống phòng không của Việt Nam trong giai đoạn này là một hệ thống phòng không có quy mô và đầu tư, được tổ chức hiệp đồng chặt chẽ và đồng bộ, từ thấp đến cao, từ gần đến xa, khiến cho Không quân Mỹ phải nhận trái đắng cuối năm 1972 qua sự thất bại toàn diện của chiến dịch Linebacker II, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán Paris trong tâm thế của kẻ thua cuộc một cách "tâm phục, khẩu phục". Nguồn ảnh: TL.

Có thể nói rằng, hệ thống phòng không của Việt Nam trong giai đoạn này là một hệ thống phòng không có quy mô và đầu tư, được tổ chức hiệp đồng chặt chẽ và đồng bộ, từ thấp đến cao, từ gần đến xa, khiến cho Không quân Mỹ phải nhận trái đắng cuối năm 1972 qua sự thất bại toàn diện của chiến dịch Linebacker II, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán Paris trong tâm thế của kẻ thua cuộc một cách "tâm phục, khẩu phục". Nguồn ảnh: TL.

Kỷ lục trận đánh 10 phút diệt hai pháo đài bay B-52 của Không quân Mỹ. Nguồn: QPVN.

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/luoi-lua-phong-khong-cua-viet-nam-trong-chien-dich-linebacker-ii-1478544.html