Luôn xứng đáng với sự tín nhiệm của đồng bào, cử tri các dân tộc tỉnh

Trần Đăng Ninh Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIV (HBĐT) - Cách đây 75 năm, ngày 6/1/1946, chỉ mấy tháng sau khi giành được độc lập, trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, giai cấp, tôn giáo, chính kiến, đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới bằng phương thức bầu cử dân chủ, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

 Đồng chí Trần Đăng Ninh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các đại biểu tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Sự kiện trọng đại này đã đi vào lịch sử nước ta như một mốc son chói lọi, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta chẳng những đã trở thành một quốc gia độc lập,mà còn có cơ quan Nhà nước có đầy đủ cơ sở, tư cách pháp lý đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Đây là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng, chính sách đại đoàn kết dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền; thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí mãnh liệt, niềm tin tuyệt đối của Nhân dân ta đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua 75 năm, với 14 nhiệm kỳ hoạt động, Quốc hội đã luôn luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, không ngừng phát huy vai trò, vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của đất nước, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đóng góp to lớn và quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do điều kiện lịch sử, sau nhiệm kỳ Quốc hội khóa I diễn ra 14 năm, từ khóa II đến khóa V, Quốc hội hoạt động trong điều kiện đất nước còn chia cắt hai miền, các đại biểu Quốc hội miền Nam được lưu nhiệm theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I. Trên cơ sở kết quả Hội nghị hiệp thương hai miền Nam - Bắc, ngày 25/4/1976 tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, đây là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định, đưa Việt Nam chính thức bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và Quốc hội khóa VI là Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Trong quá trình hoạt động, trải qua các thời kỳ cách mạng khác nhau, Quốc hội luôn quan tâm đổi mới mô hình, cách thức hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn để hội nhập và phát triển. Tại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, tổ chức bầu ngày 22/5/2011, lần đầu tiên cử tri cả nước tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH)và bầu cử đại biểu HĐND các cấp trong cùng một ngày với quy mô lớn, đồng thời tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Luật Bầu cử ĐBQH và HĐND số 85/2015/QH13, trong đó quy định rõ về ngày bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp phải là ngày Chủ nhật. Ngày bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp đã thực sự trở thành ngày hội của toàn dân, là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng,quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực Nhà nước ở T.Ư và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội đã xây dựng và ban hành 5 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. Đây là đạo luật cơ bản của Nhà nước, tạo lập nền tảng chính trị, pháp lý cho sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước, quy định những vấn đề quan trọng nhất về quyền lực của Nhà nước; chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của bộ máy Nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong 14 khóa Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh có 74 đại biểu, mỗi khóa Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh có 5 hoặc 6 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Thành phần đại biểu có đại diện các tầng lớp Nhân dân như nông dân, công nhân, thanh niên, trí thức, lực lượng vũ trang, cán bộ và cán bộ lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQtỉnh. Vinh dự cho tỉnh Hòa Bình và cho Đoàn ĐBQH tỉnh là có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội là ĐBQH tỉnh như các đồng chí: Vũ Oanh, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Phúc Thanh, Lê Thanh Đạo…. Năm 1960, đồng chí Hồ Thị Bi là chiến sỹ quân giải phóng,quê quán tại huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định được bầu là ĐBQH tỉnh liên tục 2 khóa (khóa II,III). Đây là hình ảnh cho sự kết nghĩa keo sơn Hòa Bình - Gia Định trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Hòa Bình đổ giọt mồ hôi, để cho Gia Định bớt rơi máu đào). Đặc biệt trong Đoàn có 2 đồng chí được bầu là ĐBQH tỉnh liên tục 4 khóa là đồng chí chí Hà Văn Nghiệp (khóa II, III, IV, V) và đồng chí Đinh Công Hậu (khóa III, IV, V, VI), nhiều đại biểu giữ các vị trí quan trọng ở các cơ quan T.Ư, địa phương là niềm tự hào làm nên đặc thù và truyền thống của Đoàn ĐBQH tỉnh. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, đặt ra cho mỗi ĐBQH tỉnh và Đoàn ĐBQH tỉnh cần bám sát yêu cầu đổi mới của Quốc hội, tập trung làm tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tiếp tục cải tiến, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng trong các hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; đồng thời, là cầu nối phản ánh những kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri, những kiến nghị của Nhân dân đến với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan T.Ư, địa phương; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của T.Ư đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Đồng chí Trần Đăng Ninh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các đại biểu tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Sự kiện trọng đại này đã đi vào lịch sử nước ta như một mốc son chói lọi, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta chẳng những đã trở thành một quốc gia độc lập,mà còn có cơ quan Nhà nước có đầy đủ cơ sở, tư cách pháp lý đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Đây là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng, chính sách đại đoàn kết dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền; thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí mãnh liệt, niềm tin tuyệt đối của Nhân dân ta đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua 75 năm, với 14 nhiệm kỳ hoạt động, Quốc hội đã luôn luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, không ngừng phát huy vai trò, vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của đất nước, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đóng góp to lớn và quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do điều kiện lịch sử, sau nhiệm kỳ Quốc hội khóa I diễn ra 14 năm, từ khóa II đến khóa V, Quốc hội hoạt động trong điều kiện đất nước còn chia cắt hai miền, các đại biểu Quốc hội miền Nam được lưu nhiệm theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I. Trên cơ sở kết quả Hội nghị hiệp thương hai miền Nam - Bắc, ngày 25/4/1976 tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, đây là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định, đưa Việt Nam chính thức bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và Quốc hội khóa VI là Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Trong quá trình hoạt động, trải qua các thời kỳ cách mạng khác nhau, Quốc hội luôn quan tâm đổi mới mô hình, cách thức hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn để hội nhập và phát triển. Tại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, tổ chức bầu ngày 22/5/2011, lần đầu tiên cử tri cả nước tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH)và bầu cử đại biểu HĐND các cấp trong cùng một ngày với quy mô lớn, đồng thời tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Luật Bầu cử ĐBQH và HĐND số 85/2015/QH13, trong đó quy định rõ về ngày bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp phải là ngày Chủ nhật. Ngày bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp đã thực sự trở thành ngày hội của toàn dân, là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng,quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực Nhà nước ở T.Ư và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội đã xây dựng và ban hành 5 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. Đây là đạo luật cơ bản của Nhà nước, tạo lập nền tảng chính trị, pháp lý cho sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước, quy định những vấn đề quan trọng nhất về quyền lực của Nhà nước; chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của bộ máy Nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong 14 khóa Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh có 74 đại biểu, mỗi khóa Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh có 5 hoặc 6 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Thành phần đại biểu có đại diện các tầng lớp Nhân dân như nông dân, công nhân, thanh niên, trí thức, lực lượng vũ trang, cán bộ và cán bộ lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQtỉnh. Vinh dự cho tỉnh Hòa Bình và cho Đoàn ĐBQH tỉnh là có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội là ĐBQH tỉnh như các đồng chí: Vũ Oanh, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Phúc Thanh, Lê Thanh Đạo…. Năm 1960, đồng chí Hồ Thị Bi là chiến sỹ quân giải phóng,quê quán tại huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định được bầu là ĐBQH tỉnh liên tục 2 khóa (khóa II,III). Đây là hình ảnh cho sự kết nghĩa keo sơn Hòa Bình - Gia Định trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Hòa Bình đổ giọt mồ hôi, để cho Gia Định bớt rơi máu đào). Đặc biệt trong Đoàn có 2 đồng chí được bầu là ĐBQH tỉnh liên tục 4 khóa là đồng chí chí Hà Văn Nghiệp (khóa II, III, IV, V) và đồng chí Đinh Công Hậu (khóa III, IV, V, VI), nhiều đại biểu giữ các vị trí quan trọng ở các cơ quan T.Ư, địa phương là niềm tự hào làm nên đặc thù và truyền thống của Đoàn ĐBQH tỉnh. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, đặt ra cho mỗi ĐBQH tỉnh và Đoàn ĐBQH tỉnh cần bám sát yêu cầu đổi mới của Quốc hội, tập trung làm tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tiếp tục cải tiến, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng trong các hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; đồng thời, là cầu nối phản ánh những kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri, những kiến nghị của Nhân dân đến với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan T.Ư, địa phương; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của T.Ư đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/11/148522/luon-xung-dang-voi-su-tin-nhiem-cua-dong-bao,-cu-tri-cac-dan-toc-tinh.htm