Lần không kích gần nhất của quân đội Israel diễn ra vào ngày 15/2 vừa qua, tuy nhiên, trong số 16 quả tên lửa được phóng đi, có 13 quả bị hệ thống phòng không Syria đánh chặn thành công, số còn lại trúng mục tiêu. Ý nghĩa của các cuộc tấn công này là gì và hiệu quả của chúng như thế nào?
Israel có một số mục tiêu cho các cuộc tấn công như vậy, bao gồm các lực lượng vũ trang Hezbollah thân Iran, hiện ở trên lãnh thổ Syria, cũng như các địa điểm lưu trữ và sản xuất tên lửa đạn đạo, các trận địa phòng không của Syria. Tất cả những mục tiêu đó, Israel coi là một mối đe dọa quân sự lớn.
Tuy nhiên lịch sử hận thù giữa Israel và Syria có từ khi thành lập nhà nước Israel năm 1948 và họ đã từng chiến tranh với nhau ba lần. Có thông tin cho rằng, vào cuối năm 2020, các bên đã tổ chức các cuộc đàm phán tại căn cứ không quân Khmeimim, để ký kết một thỏa thuận hòa bình, dưới sự bảo trợ của Nga, nhưng không có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Tiếp đến là hồi tháng 9 năm ngoái, đại diện cấp cao của chính quyền Lebanon đã thông báo, về việc sắp rút lực lượng Hezbollah khỏi Syria. Tuy nhiên lực lượng này không phải giải tán hay giải giáp vũ khí, nên vẫn là mối đe dọa thường trực với Israel.
Đối với chính quyền Israel, với một "nồi lẩu" Syria như hiện nay, Israel không có nhu cầu đặc biệt về các cuộc tấn công tên lửa vào Damascus. Thậm chí hiện có Quân đội Nga trên lãnh thổ Syria, về mặt lý thuyết có thể bị Israel không kích nhầm (đã xảy ra), điều này có thể làm xấu đi mối quan hệ giữa Moscow và Tel Aviv.
Mục tiêu chính của Tel Aviv ở Syria là Iran, kẻ thù "không đội trời chung" của Israel (mặc dù hai nước không có biên giới chung). Tehran đang triển khai tên lửa của mình ở Syria, đặc biệt là tên lửa Fateh-110, có tầm bắn 300 km, có khả bắn tới các thành phố của Israel như Tel Aviv và Jerusalem, từ lãnh thổ Syria. Đây mới là mối quan tâm chính của Israel.
Israel giám sát cẩn thận tất cả các chuyến vận chuyển hàng hóa từ Iran đến Syria, bất kể chúng nhằm mục đích nhân đạo hay quân sự. Và đây là cái cớ, để Israel nối lại các cuộc không kích vào khu vực sân bay hoặc khu công nghiệp, nơi có thể chế tạo tên lửa đạn đạo.
Do đó, hầu hết mọi chuyến bay hoặc đoàn xe mặt đất từ Iran đến Syria, đều kèm theo một cuộc tấn công tên lửa của Israel. Tại Tel Aviv, họ lên án Damascus là người "chứa chấp", vì việc này cho Iran cơ hội, chuẩn bị cho các cuộc tấn công tên lửa vào Israel từ lãnh thổ Syria; vì vậy Israel có quyền hành động phủ đầu, bằng bất kỳ biện pháp nào có thể.
Đại tá Anatoly Matveychuk, một cựu cố vấn quân sự ở Syria, giải thích với tờ "Tầm nhìn" của Nga: “Israel và Syria đang thực sự trong tình trạng chiến tranh, vì vậy các cuộc không kích hiện tại không có gì lạ”.
Damascus đang tạo ra các tầng lớp phòng thủ, bao gồm cả hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, việc này khiến Israel cực kỳ căng thẳng. Ở ngoại ô thủ đô Syria, trên thực tế có tất cả các cơ sở sản xuất vũ khí quân sự có thể đe dọa Israel như các loại tên lửa đạn đạo và hệ thống phòng không.
Vì vậy Israel đang tung ra các cuộc tấn công phủ đầu có thể cản trở việc chế tạo vũ khí và vào các đội hình vũ trang thân Iran tập trung ở đây, các trung tâm huấn luyện, nơi mà các chiến binh thường xuyên tấn công qua lãnh thổ của Lebanon và cao nguyên Golan vào Israel.
Hiệu quả các cuộc tấn công của Israel là rất đáng nghi ngờ. Mặc dù chỉ sở hữu các hệ thống phòng không kiểu cũ và một số ít kiểu mới, nhưng bất kỳ máy bay chiến đấu nào cất cánh từ Haifa của Israel, ngay lập tức bị phát hiện trên màn hình radar. Khi nó phóng tên lửa từ Lebanon hoặc Cao nguyên Golan, hệ thống phòng không của Syria đã sẵn sàng đánh chặn.
Các cố vấn Nga cũng đang giúp đỡ quân đội Syria, họ không đưa ra quyết định về việc sử dụng quân sự mà chỉ có thể đưa ra lời khuyên. Trong các tình huống khẩn cấp, Syria vẫn phải nhờ đến cố vấn Nga, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống phòng không S-300, gần các bảng điều khiển, đều có các chuyên gia Nga.
Việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favorit của Nga cho Syria, cũng không làm giảm tần suất của các cuộc không kích của Israel vào Syria; thậm chí người ta nghi ngờ khả năng của các hệ thống S-300 mà Nga viện trợ cho Syria.
Ngoài ra các hệ thống phòng không khác của Nga như Pantsir S-1, Buk-M1 hay các hệ thống phòng không đời cũ như S-200 hay SA-2 (đều được nâng cấp), nhưng hoàn toàn không đánh trả được các vụ không kích của Không quân Israel, thậm chí đều là nạn nhân của các cuộc không kích của Tel Aviv. Nguồn ảnh: Pinterest.
Israel dội bão lửa xuống lãnh thổ Syria với danh nghĩa "chống khủng bố" và "bảo vệ lợi ích quốc gia".
Tiến Minh