Lý do khiến 25.000 người tị nạn bị 'bỏ rơi' trong khu định cư giữa sa mạc Syria
Shukri Shehab và vợ đã 2 đêm không ngủ. Cháu gái 3 tuần tuổi của họ không ngừng khóc, nó chỉ cần loại thuốc đơn giản để chữa chứng đầy hơi, nhưng quanh đây không nơi nào có. Hiện có hàng nghìn người giống như gia đình Shukri Shehab đang bị mắc kẹt trong khu định cư giữa sa mạc ở Syria này.
Ông Shehab sống ở Rukban - khu định cư không chính thức cho người tị nạn ở miền Nam Syria - cách một căn cứ quân sự của Mỹ khoảng 10 dặm và được Mỹ bảo vệ kể từ năm 2016. Trong hơn 1.200 ngày qua, Shehab cùng gia đình đã sống trong khu nhà tạm nằm dọc theo dải sa mạc ở biên giới Syria - Jordan. Các nhà hoạt động xã hội gọi đó là “Tam giác tử thần”. Liên hợp quốc cho rằng, điều kiện sống của nơi này rơi vào tình trạng “tuyệt vọng”, “thảm khốc” và “không phải là nơi dành cho trẻ nhỏ”.
Kẹt cứng giữa sa mạc
Hầu hết người dân trong khu định cư Rukban đều là những người đi lánh nạn trong cuộc xung đột ở Syria giữa phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và quân chính phủ. Nhiều người đã hy vọng có thể sang được nước láng giềng Jordan, nhưng đất nước này đã từ chối cho họ nhập cảnh kể từ năm 2016. Khoảng 1 tháng sau khi IS tuyên bố thành lập vào tháng 6-2014, hình ảnh vệ tinh của Liên hợp quốc đã xác định được ít nhất 90 lều trú tạm thời ở Rukban, đến tháng 1-2019, đã có gần 7.800 căn lều như vậy.
“Hiện có gần 25.000 người đang bị mắc kẹt mòn mỏi trong một vùng đất hoang. Ước tính có tới 80% trong số đó là phụ nữ và trẻ em” - ông Paulo Sérgio Pinheiro, Chủ tịch Ủy ban điều tra quốc tế độc lập về Syria đã nói với Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hồi đầu tháng 8 vừa qua.
Khoảng 1 tháng sau khi IS tuyên bố thành lập vào tháng 6-2014, hình ảnh vệ tinh của Liên hợp quốc đã xác định được ít nhất 90 lều trú tạm thời ở Rukban, đến tháng 1-2019, đã có gần 7.800 căn lều như vậy. “Hiện có gần 25.000 người đang bị mắc kẹt mòn mỏi trong một vùng đất hoang. Ước tính có tới 80% trong số đó là phụ nữ và trẻ em” - ông Paulo Sérgio Pinheiro, Chủ tịch Ủy ban điều tra quốc tế độc lập về Syria đã nói với Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hồi đầu tháng 8 vừa qua.
“Tôi và gia đình giống như mọi người khác trong trại, tất cả chỉ chờ đợi một giải pháp nào đó” - ông Shehab nói. Tuy nhiên, gia đình ông đã chờ đợi quá lâu, tới nỗi 2 người con trai của ông đã kết hôn ở Rukban. 3 đứa cháu khác của ông đều sinh ra ở đây. Gia đình Shehab sống trong một khu nhà chia tạm ra 3 phòng cho 3 cặp vợ chồng.
Người dân ở trại tị nạn Rukban bị hạn chế về nước uống và chăm sóc sức khỏe. Nơi này cũng không có hệ thống nước thải hoặc giáo dục. “Thực phẩm, thuốc cơ bản và các nguồn cung cấp cứu sinh khác không còn nữa” - ông Pinheiro cho biết thêm.
Trong nhiều năm, những người dân di tản ở Rukban chỉ nhận được những đợt viện trợ nhân đạo lẻ tẻ. Trong khi đó, chính quyền Syria 5 tháng gần đây đã chặn nguồn viện trợ nhân đạo cho khu vực này để thúc giục họ trở lại vùng do chính phủ kiểm soát. “Không bên nào chịu trách nhiệm về những người này” - Aron Lund, một chuyên gia về Syria đang hoạt động cho Quỹ Thế kỷ nhận định.
Ở Syria, viện trợ nhân đạo được phân phối bằng con đường xuyên biên giới, với sự đồng ý của nước láng giềng hay thông qua Liên hợp quốc và các nhóm nhân đạo khác có trụ sở tại Damascus. Nhưng Jordan đã tạm dừng giao hàng xuyên biên giới từ nhiều năm trước, chỉ để chính phủ Syria kiểm soát việc phê duyệt các đoàn xe viện trợ nhân đạo của Liên hợp quốc. Chỉ có 2 chuyến giao hàng đến với Rukban kể từ đầu năm 2018. Damascus đã từ chối yêu cầu ngày 17-3-2019 của Liên hợp quốc về đoàn xe viện trợ thứ ba mà không nêu lý do. Sau đó, Liên hợp quốc đã đưa ra một yêu cầu khác vào ngày 9-5 nhưng không được chấp thuận.
“Quả bóng” chính trị
Cuộc khủng hoảng nhân đạo của Rukban xảy ra do khu vực này nằm ở tâm điểm khu vực địa chính trị đầy rủi ro của Syria. Khu định cư nằm gần ngã tư biên giới chiến lược của Syria, Jordan và Iraq. Nó cũng sát ngay căn cứ quân sự Al-Tanf, nơi có khoảng 200 lính Mỹ đồn trú và được coi là chìa khóa để chống lại ảnh hưởng của Iran ở Syria. Neil Hauer - một nhà phân tích an ninh độc lập cho biết: “Sự hiện diện của Mỹ tại nơi này đầu tiên để chống IS. Bây giờ là chống Iran và trại Rukban bị kẹt ở giữa”.
Rukban cũng nằm trong “khu vực giải mã” của Mỹ - Nga, họ coi đó là khu vực do Mỹ kiểm soát và các lực lượng liên kết với chính phủ Nga hay Syria không được phép vào. Điều này có nghĩa là, cả 2 rất muốn giành lại quyền kiểm soát khu vực này khi các trận chiến ở nơi khác kết thúc. Tuy nhiên, Mỹ bỏ mặc việc quan tâm đến Rukban. Ở những nơi khác tại Syria, Mỹ trước đây đã nỗ lực cải thiện điều kiện sống cho di dân, đó là một cách chống IS ở miền Bắc. Nhưng vì một loạt lý do chính trị, nhiệm vụ của căn cứ quân sự Mỹ ở Rukban cũng khó duy trì nên khu tị nạn này bị “bỏ quên”.
Trong nhiều năm, những người dân di tản ở Rukban chỉ nhận được những đợt viện trợ nhân đạo lẻ tẻ. Trong khi đó, chính quyền Syria 5 tháng gần đây đã chặn nguồn viện trợ nhân đạo cho khu vực này để thúc giục họ trở lại vùng do chính phủ kiểm soát. “Không bên nào chịu trách nhiệm về những người này” - Aron Lund, một chuyên gia về Syria đang hoạt động cho Quỹ Thế kỷ nhận định.
Đầu tháng 8-2019, khi được hỏi tại sao Mỹ không cấp viện trợ để lấp khoảng trống ở Rukban, Jim Jeffrey - đại diện đặc biệt của Mỹ tại Syria nói: “Nếu chúng tôi cấp thực phẩm cho họ, có vẻ như chúng tôi sẽ ở đó mãi mãi và họ có thể có những lựa chọn khác. Chúng tôi không thể cam kết sự hiện diện lâu dài ở Al-Tanf hoặc bất kỳ nơi nào khác ở Syria”.
Hơn 17.000 người (chiếm khoảng 42% trong số 41.700 cư dân ban đầu) đã rời Rukban kể từ cuối tháng 3-2019, Liên hợp quốc cho biết, sống trong khu vực được Mỹ bảo hộ, cư dân được bảo vệ khỏi các vụ không kích, các vụ tấn công của IS hay sự bắt giữ tùy tiện. Tuy nhiên tình trạng thiếu thốn, mất an ninh kéo dài đã khiến gần như tất cả mọi người ở Rukban muốn rời đi. Chỉ có điều, mọi người sợ ra ngoài vì tai ương có thể xảy ra. Nhiều người lo lắng nếu quay trở về, họ sẽ bị bắt và kết án.
Trong các khu vực trước đây từng bị quân chính phủ Syria bao vây, sự lựa chọn được đưa ra cho dân thường là đầu hàng hoặc bị bỏ đói. Khi lực lượng quốc tế do Mỹ đứng đầu đứng lên chống lại IS, mọi người có thể bỏ đi hoặc cân nhắc các điều kiện khác. Còn trong lãnh thổ do IS nắm giữ, sự lựa chọn thường là lòng trung thành hoặc cái chết. Gia đình Shehab đã từng phải đối mặt với những lựa chọn này. Vì thế, ông trốn khỏi vùng đất của IS và của chính quyền Syria rồi tìm đến Rukban. Nhưng hiện tại, với ông tất cả đều tuyệt vọng: “Tôi sẽ không rời trại vì không muốn quay lại các khu vực do quân của Tổng thống Assad nắm giữ. Đáng buồn là không có hy vọng nào về hướng giải quyết cho chúng tôi”.