Lý do Mỹ và Nga không bán vũ khí hiện đại cho Pakistan

Là một quốc gia đặc biệt, bị kẹp giữa Iran, Trung Quốc, Ấn Độ và Afghanistan - khu vực phức tạp với nhiều vấn đề an ninh; nhưng hiện nay, Pakistan khó lòng có thể mua sắm vũ khí hiện đại từ Mỹ và Nga, mà chỉ có thể trông chờ vào nguồn cung từ Trung Quốc.

Cả Pakistan và Ấn Độ đã từng nằm trong một quốc gia và là thuộc địa của Anh, sau khi Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ (năm 1947), đã tách ra thành hai quốc gia độc lập đó là Ấn Độ và Pakistan hiện nay. Ảnh: Cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1947 - Nguồn: Wikipedia.

Cả Pakistan và Ấn Độ đã từng nằm trong một quốc gia và là thuộc địa của Anh, sau khi Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ (năm 1947), đã tách ra thành hai quốc gia độc lập đó là Ấn Độ và Pakistan hiện nay. Ảnh: Cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1947 - Nguồn: Wikipedia.

Mặc dù từng chung dưới một mái nhà, nhưng khi được trở thành quốc gia độc lập, Ấn Độ và Pakistan lập tức trở thành đối thủ của nhau; giữa hai quốc gia đã xảy ra 3 cuộc chiến lớn và hàng trăm cuộc xung đột biên giới, làm hàng trăm nghìn người chết. Hai nước trở thành đối thủ “không đội trời chung”. Ảnh: Chỉ huy lực lượng Đông Pakistan ký biên bản đầu hàng ở Dhaka tháng 12/1971 trước sự chứng kiến tướng quân đội Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.

Mặc dù từng chung dưới một mái nhà, nhưng khi được trở thành quốc gia độc lập, Ấn Độ và Pakistan lập tức trở thành đối thủ của nhau; giữa hai quốc gia đã xảy ra 3 cuộc chiến lớn và hàng trăm cuộc xung đột biên giới, làm hàng trăm nghìn người chết. Hai nước trở thành đối thủ “không đội trời chung”. Ảnh: Chỉ huy lực lượng Đông Pakistan ký biên bản đầu hàng ở Dhaka tháng 12/1971 trước sự chứng kiến tướng quân đội Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.

Sau khi nhà nước Pakistan được thành lập, Pakistan đã được Mỹ coi là đồng minh chiến lược ngoài NATO; nhất là trong thập niên 1980, khi đó Pakistan đã sát cánh cùng Mỹ chống lưng cho lực lượng Mujahideen chống lại Quân đội Liên Xô ở Afghanistan. Ảnh: Máy bay F-16A của Không quân Pakistan - Nguồn: Wikipedia.

Sau khi nhà nước Pakistan được thành lập, Pakistan đã được Mỹ coi là đồng minh chiến lược ngoài NATO; nhất là trong thập niên 1980, khi đó Pakistan đã sát cánh cùng Mỹ chống lưng cho lực lượng Mujahideen chống lại Quân đội Liên Xô ở Afghanistan. Ảnh: Máy bay F-16A của Không quân Pakistan - Nguồn: Wikipedia.

Khi đó Mỹ đã bán nhiều vũ khí cho Pakistan, nổi bật là số máy bay chiến đấu F-16, để Pakistan đủ sức đương đầu với máy bay chiến đấu MiG-29 của Liên Xô khi đó. Ảnh: Máy bay F-16A của Không quân Pakistan - Nguồn: Wikipedia.

Khi đó Mỹ đã bán nhiều vũ khí cho Pakistan, nổi bật là số máy bay chiến đấu F-16, để Pakistan đủ sức đương đầu với máy bay chiến đấu MiG-29 của Liên Xô khi đó. Ảnh: Máy bay F-16A của Không quân Pakistan - Nguồn: Wikipedia.

Năm 1998, khi Ấn Độ thử 6 quả bom hạt nhân trong vòng 3 ngày. Gần 3 tuần sau, Pakistan đã tiến hành một lịch trình thử nghiệm cấp tập tương tự, với 5 quả bom trong 1 ngày và quả bom thứ 6 vào 3 ngày sau đó. Hành động này của cả Ấn Độ và Pakistan bị thế giới lên án; Mỹ ngay lập tức áp dụng lệnh cấm vận vũ khí với cả Ấn Độ và Pakistan. Ảnh: Tên lửa đạn đạo của Pakistan có thể mang vũ khí hạt nhân – Nguồn: AP

Năm 1998, khi Ấn Độ thử 6 quả bom hạt nhân trong vòng 3 ngày. Gần 3 tuần sau, Pakistan đã tiến hành một lịch trình thử nghiệm cấp tập tương tự, với 5 quả bom trong 1 ngày và quả bom thứ 6 vào 3 ngày sau đó. Hành động này của cả Ấn Độ và Pakistan bị thế giới lên án; Mỹ ngay lập tức áp dụng lệnh cấm vận vũ khí với cả Ấn Độ và Pakistan. Ảnh: Tên lửa đạn đạo của Pakistan có thể mang vũ khí hạt nhân – Nguồn: AP

Tranh thủ sự “lạnh nhạt” của Mỹ, từ đó mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan trở nên rất “son sắt”, Trung Quốc đã “viện trợ” cho Pakistan rất nhiều vũ khí, khí tài quân sự và đổi lại, Quân đội Pakistan cũng đã mua nhiều vũ khí của Trung Quốc để “tri ân”. Ảnh: Máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 mà Trung Quốc bán cho Pakistan - Nguồn: Sina

Tranh thủ sự “lạnh nhạt” của Mỹ, từ đó mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan trở nên rất “son sắt”, Trung Quốc đã “viện trợ” cho Pakistan rất nhiều vũ khí, khí tài quân sự và đổi lại, Quân đội Pakistan cũng đã mua nhiều vũ khí của Trung Quốc để “tri ân”. Ảnh: Máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 mà Trung Quốc bán cho Pakistan - Nguồn: Sina

Một trong những thành tựu hợp tác quân sự nổi bật đó là Trung Quốc và Pakistan đã phát triển thành công máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 (Trung Quốc gọi là FC-1); ngoài trang bị cho Không quân Pakistan, loại máy bay này còn hướng tới thị trường xuất khẩu. Ảnh: Máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan - Nguồn: Wikipedia.

Một trong những thành tựu hợp tác quân sự nổi bật đó là Trung Quốc và Pakistan đã phát triển thành công máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 (Trung Quốc gọi là FC-1); ngoài trang bị cho Không quân Pakistan, loại máy bay này còn hướng tới thị trường xuất khẩu. Ảnh: Máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan - Nguồn: Wikipedia.

Chính vì mối quan hệ “bền chặt” giữa Pakistan và Trung Quốc, nên Mỹ lo ngại những công nghệ quân sự của họ có thể bị Pakistan bí mật chuyển cho Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan - Nguồn: Wikipedia.

Chính vì mối quan hệ “bền chặt” giữa Pakistan và Trung Quốc, nên Mỹ lo ngại những công nghệ quân sự của họ có thể bị Pakistan bí mật chuyển cho Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan - Nguồn: Wikipedia.

Điều Mỹ lo ngại không phải không có cơ sở, vì trước đó Pakistan đã chuyển giao tên lửa Tomahawk (bị rơi trong lãnh thổ Pakistan trong cuộc chiến của Mỹ với Afghanistan năm 2001) và trực thăng trực thăng Black Hawk (bị rơi trong vụ đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden), cho phía Trung Quốc. Ảnh: Chiếc trực thăng Black Hawk bị rơi trong vụ đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden - Nguồn: Military Today

Điều Mỹ lo ngại không phải không có cơ sở, vì trước đó Pakistan đã chuyển giao tên lửa Tomahawk (bị rơi trong lãnh thổ Pakistan trong cuộc chiến của Mỹ với Afghanistan năm 2001) và trực thăng trực thăng Black Hawk (bị rơi trong vụ đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden), cho phía Trung Quốc. Ảnh: Chiếc trực thăng Black Hawk bị rơi trong vụ đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden - Nguồn: Military Today

Việc “đồng minh” Mỹ không bán vũ khí cho Pakistan là một thiệt thòi lớn, nhưng ngay cả Nga cũng không sẵn sàng cung cấp vũ khí hiện đại cho Pakistan, vì đối thủ “không đội trời chung” Ấn Độ luôn là “đồng minh” không hiệp ước của Liên Xô/Nga và phần lớn vũ khí hiện nay của Quân đội Ấn Độ đều có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI do Nga cung cấp cho Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.

Việc “đồng minh” Mỹ không bán vũ khí cho Pakistan là một thiệt thòi lớn, nhưng ngay cả Nga cũng không sẵn sàng cung cấp vũ khí hiện đại cho Pakistan, vì đối thủ “không đội trời chung” Ấn Độ luôn là “đồng minh” không hiệp ước của Liên Xô/Nga và phần lớn vũ khí hiện nay của Quân đội Ấn Độ đều có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI do Nga cung cấp cho Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.

Chính thị trường vũ khí Ấn Độ đã cứu ngành công nghiệp quốc phòng của Nga khỏi bị sụp đổ sau khi Liên Xô tan rã; mới chỉ ngay gần đây thôi, khi tình hình căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng, Ấn Độ đã mua hàng tỷ USD vũ khí của Nga bao gồm máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không vác vai, radar… Ảnh: Tàu sân bay INS Vikramaditya mà Nga tặng cho Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.

Chính thị trường vũ khí Ấn Độ đã cứu ngành công nghiệp quốc phòng của Nga khỏi bị sụp đổ sau khi Liên Xô tan rã; mới chỉ ngay gần đây thôi, khi tình hình căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng, Ấn Độ đã mua hàng tỷ USD vũ khí của Nga bao gồm máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không vác vai, radar… Ảnh: Tàu sân bay INS Vikramaditya mà Nga tặng cho Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.

Không chỉ có vậy, khi chính quyền của Tổng thống Obama thực hiện chính sách “xoay trục” sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Mỹ đã thực hiện chính sách “chơi thân” với Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc; hiện nay Mỹ đã bán cho Ấn Độ nhiều loại vũ khí hiện đại, thậm chí sắp tới là cả máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Ảnh: Máy bay tuần thám biển P-8 Poseidon mà Mỹ bán cho Ấn Độ - Nguồn: PTI

Không chỉ có vậy, khi chính quyền của Tổng thống Obama thực hiện chính sách “xoay trục” sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Mỹ đã thực hiện chính sách “chơi thân” với Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc; hiện nay Mỹ đã bán cho Ấn Độ nhiều loại vũ khí hiện đại, thậm chí sắp tới là cả máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Ảnh: Máy bay tuần thám biển P-8 Poseidon mà Mỹ bán cho Ấn Độ - Nguồn: PTI

Với một thị trường vũ khí “giàu tiềm năng” như Ấn Độ, thì cả Nga và Mỹ không dại gì mà đi “chọc giận” Ấn Độ, để cung cấp vũ khí cho đối thủ Pakistan; vì vậy, hiện nay Pakistan chỉ còn trông chờ vào vũ khí của Trung Quốc để hiện đại hóa quân đội của họ mà thôi. Ảnh: Thủ tướng Pakistan Imran Khan bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh vào ngày 2/11/2018 – Nguồn: AP

Với một thị trường vũ khí “giàu tiềm năng” như Ấn Độ, thì cả Nga và Mỹ không dại gì mà đi “chọc giận” Ấn Độ, để cung cấp vũ khí cho đối thủ Pakistan; vì vậy, hiện nay Pakistan chỉ còn trông chờ vào vũ khí của Trung Quốc để hiện đại hóa quân đội của họ mà thôi. Ảnh: Thủ tướng Pakistan Imran Khan bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh vào ngày 2/11/2018 – Nguồn: AP

Video Pakistan: Đánh bom đoàn xe quân sự, hơn 50 người thương vong - Nguồn: VTC14

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ly-do-my-va-nga-khong-ban-vu-khi-hien-dai-cho-pakistan-1433658.html