Lý do nhà hàng, quán ăn chọn kinh doanh trực tuyến

Trong thời đại công nghiệp 4.0, số hóa ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là nhà hàng, quán ăn và có xu hướng phát triển mạnh khi lợi ích không ngừng gia tăng.

Báo cáo mới đây của ứng dụng đa dịch vụ Gojek cho thấy trong năm 2020, có hơn 900.000 nhà hàng, quán ăn nhỏ, siêu nhỏ đăng ký sử dụng nền tảng và dịch vụ GoFood, tăng 80% so với con số 500.000 cùng kỳ năm trước.

Sở dĩ ngày càng có nhiều nhà hàng, quán ăn lựa chọn phát triển kinh doanh trực tuyến là nhờ những lợi ích từ việc số hóa.

Bắt kịp xu hướng, tiết kiệm chi phí

Nhờ sự phát triển của công nghệ cũng như những thay đổi thói quen tiêu dùng hình thành sau giai đoạn dịch bệnh, xu hướng đặt đồ ăn qua các ứng dụng ngày càng phổ biến. Theo khảo sát của Q&me tại Hà Nội và TP.HCM, 62% người được hỏi có sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, trong đó 82% sử dụng các app (ứng dụng) đặt hàng.

Xu hướng này buộc các nhà hàng, quán ăn thay đổi. Cô Lan - chủ quán bún riêu cua đồng ở quận Bình Tân, TP.HCM - chia sẻ: “Ngày trước tôi chỉ tập trung bán tại quán, thấy mấy anh tài xế mặc đồng phục Gojek giao đồ ăn thì tò mò thôi. Sau này, trong giai đoạn ít khách, tôi lên tìm hiểu GoFood của Gojek để có thêm kênh bán hàng. Kết quả là lượng đơn bán ổn định hơn. Ngay cả khi ít khách ghé quán, doanh thu cuối ngày cũng không bị ảnh hưởng nhiều”.

Không theo trào lưu, nhiều chủ quán ăn với nguồn vốn hạn chế đã chủ động quyết định theo con đường số hóa ngay từ khi khởi nghiệp, lựa chọn ứng dụng giao nhận món trực tuyến là đối tác. Gắn bó với GoFood của Gojek từ ngày mới mở gánh bún vỉa hè, anh Thuận - chủ chuỗi bún cay Thái 2 Thuận ở TP.HCM - cho hay: “Lượng đơn hàng đặt qua GoFood của Gojek khá ổn định, không phụ thuộc vào các chương trình ưu đãi. Tôi cũng không mất công quảng cáo vì ứng dụng đã thay mình làm việc đó rồi”.

Kéo dài “chiếc cần câu cơm”

Không chỉ được nhìn nhận như một giải pháp kinh doanh sáng tạo, hiệu quả, việc bán hàng qua ứng dụng giao nhận món trực tuyến còn giúp nhiều người tiếp cận mô hình kinh doanh mới, mở ra những trải nghiệm đặc biệt.

Cô Hoàng Hà (53 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Ban đầu, tôi không mong buôn bán lời lãi, chủ yếu chỉ muốn ở nhà làm gì đó cho đỡ buồn. Thấy con gái thỉnh thoảng đặt đồ ăn trên Gojek, tôi bảo nó đăng ký thử mấy món tủ lên bán, dần dà có nhiều khách đặt. Thi thoảng có mấy anh shipper đến trò chuyện vui lắm. Chồng còn trêu tôi từ dân văn phòng về hưu, nay lên chức bà chủ rồi”.

 Nhiều bà nội trợ hay đầu bếp nghỉ hưu lựa chọn hợp tác cùng ứng dụng giao nhận món trực tuyến.

Nhiều bà nội trợ hay đầu bếp nghỉ hưu lựa chọn hợp tác cùng ứng dụng giao nhận món trực tuyến.

Giai đoạn hàng quán phải đóng cửa vì giãn cách xã hội do Covid-19, có không ít chủ quán rơi vào tình trạng khó khăn. Họ phải tìm cách duy trì việc kinh doanh trong hoàn cảnh không có khách đến quán và việc dịch chuyển sang mô hình bán hàng trực tuyến được xem là cứu cánh cho vấn đề này.

Nhiều năm nay, gánh xôi nhỏ trên đường Võ Văn Tần, quận 3 của cụ Huỳnh (71 tuổi, TP.HCM) trở thành điểm đến quen thuộc cho người dân xung quanh. “Nhưng từ ngày dịch bệnh xuất hiện, hàng quán ế ẩm, tôi buồn lắm. Đợt rồi, bên Gojek giúp đỡ tôi bán trên mạng. Bây giờ ngoài học sinh, sinh viên, còn có các anh giao hàng đến mua nên tôi bán mau hết, được về sớm hơn”, cụ Huỳnh tâm sự.

Không giỏi công nghệ, cụ Huỳnh cũng như nhiều chủ quán ăn lớn tuổi khác gặp không ít khó khăn để đưa cửa hàng lên hoạt động trực tuyến. Gojek đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ hàng nghìn quán ăn chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh trực tuyến, trong đó có việc thiết kế trang đăng ký trực tuyến giúp đơn giản hóa toàn bộ quy trình đăng ký đối tác lên trang online. Hình thức đăng ký này giúp rút ngắn thời gian do chứng từ được xử lý nhanh hơn.

Cửa hàng sau khi gửi hồ sơ trực tuyến có thể hoạt động trên GoFood sau 10-14 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ và đáp ứng yêu cầu, hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, Gojek cũng giới thiệu thêm ứng dụng Gobiz - nền tảng giúp các đối tác nhà hàng, quán ăn dễ dàng quản lý đơn hàng, nhận báo cáo doanh thu cùng nhiều tính năng hữu ích khác.

Chia sẻ về nỗ lực này, ông Phạm Lê Tuấn Kiệt - Giám đốc Phát triển kinh doanh GoFood của Gojek Việt Nam - cho biết: “Với GoFood, chúng tôi tập trung phát triển cơ hội và giải pháp cho các cửa hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ - những người còn xa lạ với hình thức bán hàng trực tuyến. Chúng tôi mang đến cho họ cách thức bán hàng tiện lợi, hiệu quả được xây dựng trên nền tảng công nghệ, từ đó tạo ra sự thay đổi rõ rệt về doanh số. Đó là sự thuyết phục lớn hơn bất kỳ lời nói nào”.

 Tính tới hiện tại, có hơn 80% nhà hàng, quán ăn trên Gojek sử dụng GoBiz hàng ngày.

Tính tới hiện tại, có hơn 80% nhà hàng, quán ăn trên Gojek sử dụng GoBiz hàng ngày.

Khi muốn đăng ký hoạt động trên GoFood của Gojek, nhà hàng, quán ăn có thể cung cấp thông tin trên trang đăng ký trực tuyến mọi lúc mọi nơi và miễn phí. Cửa hàng sau khi gửi hồ sơ trực tuyến có thể hoạt động trên GoFood sau 10-14 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ và đáp ứng yêu cầu. Độc giả đăng ký GoFood online https://form.jotform.com/203253922990457?fbclid=IwAR2TI5CVheaSMaGDnwcL5iqrSWiFP_JJ12FRAUVB6mPtgULYpw3IEinfDAM.

https://form.jotform.com/203253922990457?fbclid=IwAR2TI5CVheaSMaGDnwcL5iqrSWiFP_JJ12FRAUVB6mPtgULYpw3IEinfDAM

Giang Nhật Minh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ly-do-nha-hang-quan-an-chon-kinh-doanh-truc-tuyen-post1204195.html