Lý do thái giám hàng năm đều phải kiểm tra 'sức khỏe'

Ở Trung Quốc thời phong kiến, thái giám làm việc trong hoàng cung, hầu hạ, chăm lo mọi sinh hoạt hàng ngày của hoàng đế và hậu cung. Trước khi vào cung, họ phải tịnh thân và mỗi năm đều phải kiểm tra 'sức khỏe'. Vì sao lại vậy?

 Thái giám hay còn gọi hoạn quan, công công, là những người có thân phận thấp kém nhất trong hoàng cung Trung Quốc thời phong kiến. Họ phải làm nhiều công việc mỗi ngày như chăm lo việc ăn mặc, đi lại, dọn dẹp cung điện... để hoàng đế và các phi tần trong hậu cung có cuộc sống thoải mái.

Thái giám hay còn gọi hoạn quan, công công, là những người có thân phận thấp kém nhất trong hoàng cung Trung Quốc thời phong kiến. Họ phải làm nhiều công việc mỗi ngày như chăm lo việc ăn mặc, đi lại, dọn dẹp cung điện... để hoàng đế và các phi tần trong hậu cung có cuộc sống thoải mái.

Theo các chuyên gia, 3 nhóm đối tượng trở thành thái giám. Trong số này, một số người gia đình bán vào cung làm thái giám để có một khoản tiền trang trải cuộc sống. Hai là những nam giới tự nguyện vào cung làm hoạn quan với hy vọng sẽ có cuộc sống tốt hơn. Ba là các phạm nhân bị kết án tử hình hoặc những tù nhân chiến tranh bị đưa vào cung làm hoạn quan thay vì xử tử.

Theo các chuyên gia, 3 nhóm đối tượng trở thành thái giám. Trong số này, một số người gia đình bán vào cung làm thái giám để có một khoản tiền trang trải cuộc sống. Hai là những nam giới tự nguyện vào cung làm hoạn quan với hy vọng sẽ có cuộc sống tốt hơn. Ba là các phạm nhân bị kết án tử hình hoặc những tù nhân chiến tranh bị đưa vào cung làm hoạn quan thay vì xử tử.

Để vào cung làm thái giám, những người đàn ông này sẽ phải trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn khiến họ mất khả năng duy trì nòi giống, không còn ham muốn tình ái. Trong quá trình tịnh thân và hồi phục sau đó, không ít người mất mạng vì bị nhiễm trùng hoặc không thể cầm được máu.

Để vào cung làm thái giám, những người đàn ông này sẽ phải trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn khiến họ mất khả năng duy trì nòi giống, không còn ham muốn tình ái. Trong quá trình tịnh thân và hồi phục sau đó, không ít người mất mạng vì bị nhiễm trùng hoặc không thể cầm được máu.

Thông thường, vết thương sau quá trình tịnh thân sẽ lành sau 100 ngày. Những người sống sót sau ca phẫu thuật nguy hiểm này sẽ được đưa vào cung làm hoạn quan, phụng sự hoàng đế và hoàng thất.

Thông thường, vết thương sau quá trình tịnh thân sẽ lành sau 100 ngày. Những người sống sót sau ca phẫu thuật nguy hiểm này sẽ được đưa vào cung làm hoạn quan, phụng sự hoàng đế và hoàng thất.

Phần cơ thể bị cắt bỏ trong quá trình tịnh thân sẽ được thái giám ngâm trong lọ thủy tinh để bảo quản. Nó sẽ được chôn cất cùng thái giám khi họ qua đời nhằm có cơ thể nguyên vẹn, trở lại làm đàn ông thực thụ dưới cõi âm.

Phần cơ thể bị cắt bỏ trong quá trình tịnh thân sẽ được thái giám ngâm trong lọ thủy tinh để bảo quản. Nó sẽ được chôn cất cùng thái giám khi họ qua đời nhằm có cơ thể nguyên vẹn, trở lại làm đàn ông thực thụ dưới cõi âm.

Sở dĩ thái giám phải tịnh thân là vì hoàng đế không muốn bị "cắm sừng". Trong hậu cung của nhà vua có hàng ngàn phi tần mỹ nữ xinh đẹp. Những thái giám hầu hạ các phi tần mỗi ngày có cơ hội gặp mặt thường xuyên nên có thể phát sinh tình cảm. Do đó, nếu không tịnh thân thì những thái giám này có thể dan díu với các phi tần và khiến dòng dõi hoàng thất bị xáo trộn.

Sở dĩ thái giám phải tịnh thân là vì hoàng đế không muốn bị "cắm sừng". Trong hậu cung của nhà vua có hàng ngàn phi tần mỹ nữ xinh đẹp. Những thái giám hầu hạ các phi tần mỗi ngày có cơ hội gặp mặt thường xuyên nên có thể phát sinh tình cảm. Do đó, nếu không tịnh thân thì những thái giám này có thể dan díu với các phi tần và khiến dòng dõi hoàng thất bị xáo trộn.

Thêm nữa, trong hoàng cung cần những người khỏe mạnh như thái giám để làm những công việc nặng nhọc. Sau khi mất "của quý", thái giám không thể có con và ít có khả năng chiếm đoạt ngôi vị.

Thêm nữa, trong hoàng cung cần những người khỏe mạnh như thái giám để làm những công việc nặng nhọc. Sau khi mất "của quý", thái giám không thể có con và ít có khả năng chiếm đoạt ngôi vị.

Mỗi năm, hoạn quan đều thực hiện bài kiểm tra "sức khỏe". Quá trình này được gọi là kiểm tịnh. Sở dĩ hoàng thất các triều đại có quy định này là bởi một số thái giám tịnh thân chưa chuẩn nên có thể vẫn còn khả năng có con.

Mỗi năm, hoạn quan đều thực hiện bài kiểm tra "sức khỏe". Quá trình này được gọi là kiểm tịnh. Sở dĩ hoàng thất các triều đại có quy định này là bởi một số thái giám tịnh thân chưa chuẩn nên có thể vẫn còn khả năng có con.

Để ngăn chặn thái giám dỏm vào cung "cắm sừng" hoàng đế, những hoạn quan sẽ phải kiểm tra định kỳ. Nếu phát hiện trường hợp nào tịnh thân chưa chuẩn xác thì sẽ được tiến hành lại.

Để ngăn chặn thái giám dỏm vào cung "cắm sừng" hoàng đế, những hoạn quan sẽ phải kiểm tra định kỳ. Nếu phát hiện trường hợp nào tịnh thân chưa chuẩn xác thì sẽ được tiến hành lại.

Trong trường hợp có những kẻ đút lót nhiều người để vào cung giả làm thái giám và khi bị phát hiện thì sẽ bị hoàng đế nổi cơn thịnh nộ, hạ lệnh xử tử. Những người có liên quan cũng có chung số phận.

Trong trường hợp có những kẻ đút lót nhiều người để vào cung giả làm thái giám và khi bị phát hiện thì sẽ bị hoàng đế nổi cơn thịnh nộ, hạ lệnh xử tử. Những người có liên quan cũng có chung số phận.

Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ly-do-thai-giam-hang-nam-deu-phai-kiem-tra-suc-khoe-2013730.html