Lý do tiêm kích MiG là hy vọng duy nhất của Không quân Syria

Trước các mối đe dọa từ các lực lượng không quân Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, không quân Syria đang bắt đầu chú trọng nhiều hơn, vào khả năng tác chiến không đối không, để chống lại các thế lực thù địch.

Trước khi được trang bị máy bay tiêm kích MiG-29 vào cuối những năm 1980, Syria là khách hàng hàng đầu mua máy bay chiến đấu MiG-23 Flogger của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh và là nước đầu tiên mua máy bay này vào năm 1974.

Trước khi được trang bị máy bay tiêm kích MiG-29 vào cuối những năm 1980, Syria là khách hàng hàng đầu mua máy bay chiến đấu MiG-23 Flogger của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh và là nước đầu tiên mua máy bay này vào năm 1974.

Đến cuối những năm 1980 gần 150 chiếc chiến đấu cơ MiG-23 đã được đưa vào biên chế trong không quân Syria. Bao gồm các biến thể tấn công mới nhất của MiG-23, như MiG-23BN và các biến thể tiên tiến được chế tạo để không chiến, như MiG-23ML và MiG-23MLD.

Đến cuối những năm 1980 gần 150 chiếc chiến đấu cơ MiG-23 đã được đưa vào biên chế trong không quân Syria. Bao gồm các biến thể tấn công mới nhất của MiG-23, như MiG-23BN và các biến thể tiên tiến được chế tạo để không chiến, như MiG-23ML và MiG-23MLD.

MiG-23 ngừng sản xuất vào năm 1985, tiêm kích MiG-29 là sự thay thế bắt buộc, để tạo thành lực lượng chủ yếu trong các phi đội máy bay chiến đấu, của các khách hàng quốc phòng Liên Xô trên khắp thế giới, từ Triều Tiên đến các quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Warsaw đến Syria, Iran và Iraq.

MiG-23 ngừng sản xuất vào năm 1985, tiêm kích MiG-29 là sự thay thế bắt buộc, để tạo thành lực lượng chủ yếu trong các phi đội máy bay chiến đấu, của các khách hàng quốc phòng Liên Xô trên khắp thế giới, từ Triều Tiên đến các quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Warsaw đến Syria, Iran và Iraq.

Syria được nhận MiG-29A trong những năm cuối cùng, trước khi Liên Xô sụp đổ. MiG-29 được thiết kế để có thể chiếm ưu thế trước các máy bay chiến đấu F-16 và F-18 của không quân Mỹ, trong các cuộc không chiến và đã được các chuyên gia khi đó đánh giá MiG-29 có khả năng vượt trội.

Syria được nhận MiG-29A trong những năm cuối cùng, trước khi Liên Xô sụp đổ. MiG-29 được thiết kế để có thể chiếm ưu thế trước các máy bay chiến đấu F-16 và F-18 của không quân Mỹ, trong các cuộc không chiến và đã được các chuyên gia khi đó đánh giá MiG-29 có khả năng vượt trội.

MiG-29 có hiệu suất chiến đấu cao, được trang bị tên lửa vượt trội, với tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, có thể mang lại lợi thế rất lớn so với tất cả các máy bay chiến đấu của phương Tây ở cự ly gần.

MiG-29 có hiệu suất chiến đấu cao, được trang bị tên lửa vượt trội, với tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, có thể mang lại lợi thế rất lớn so với tất cả các máy bay chiến đấu của phương Tây ở cự ly gần.

Sự sụp đổ của Liên Xô đã làm gián đoạn nghiêm trọng, các kế hoạch hiện đại hóa của Syria và làm suy yếu hiệu quả chiến đấu của không quân Syria. Khi Liên Xô sụp đổ, chỉ có 5 trong số 29 phi đội máy bay chiến đấu của không quân Syria được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại, có khả năng chiến đấu với máy bay thế hệ thứ tư của phương Tây.

Sự sụp đổ của Liên Xô đã làm gián đoạn nghiêm trọng, các kế hoạch hiện đại hóa của Syria và làm suy yếu hiệu quả chiến đấu của không quân Syria. Khi Liên Xô sụp đổ, chỉ có 5 trong số 29 phi đội máy bay chiến đấu của không quân Syria được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại, có khả năng chiến đấu với máy bay thế hệ thứ tư của phương Tây.

Sự sụp đổ của Liên Xô đồng nghĩa với việc chấm dứt giá hữu nghị cho các loại vũ khí mới và chấm dứt hoàn toàn viện trợ quân sự, điều này dẫn đến việc giảm giờ huấn luyện và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp hơn, cho các phi đội MiG-21 và MiG-23 của Syria và không còn cơ hội thay thế bằng MiG-29.

Sự sụp đổ của Liên Xô đồng nghĩa với việc chấm dứt giá hữu nghị cho các loại vũ khí mới và chấm dứt hoàn toàn viện trợ quân sự, điều này dẫn đến việc giảm giờ huấn luyện và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp hơn, cho các phi đội MiG-21 và MiG-23 của Syria và không còn cơ hội thay thế bằng MiG-29.

Sự sụp đổ của Liên Xô cũng buộc nước Nga thời hậu Xô Viết, phải cắt giảm nghiêm trọng phi đội MiG-29 gồm 700 máy bay và đưa phần lớn vào lực lượng dự bị, cắt sản xuất MiG-29 và lùi lại các kế hoạch hiện đại hóa MiG-23 vốn đã có.

Sự sụp đổ của Liên Xô cũng buộc nước Nga thời hậu Xô Viết, phải cắt giảm nghiêm trọng phi đội MiG-29 gồm 700 máy bay và đưa phần lớn vào lực lượng dự bị, cắt sản xuất MiG-29 và lùi lại các kế hoạch hiện đại hóa MiG-23 vốn đã có.

Syria ngày nay phải đối mặt với những mối đe dọa đáng kể từ các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, cả hai đều dựa vào các máy bay F-16C/D/I và F-15 để xâm phạm không phận Syria. Mặc dù MiG-29 rất phù hợp để đối đầu với tiêm kích F-16, nhưng phi đội MiG-29A của Syria đã lạc hậu đi rất nhiều.

Syria ngày nay phải đối mặt với những mối đe dọa đáng kể từ các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, cả hai đều dựa vào các máy bay F-16C/D/I và F-15 để xâm phạm không phận Syria. Mặc dù MiG-29 rất phù hợp để đối đầu với tiêm kích F-16, nhưng phi đội MiG-29A của Syria đã lạc hậu đi rất nhiều.

Syria đã nhận được máy bay MiG-29 mới đầu tiên từ Nga vào năm 2020. Nhưng trước đó Syria cũng đã đặt hàng các máy bay MiG-29SMT, trước khi chiến tranh xảy ra. MiG-29SMT là một biến thể của MiG-29A được tích hợp radar Zhuk-ME, cung cấp khả năng nhận biết tình huống cao hơn nhiều và cho phép tấn công nhiều mục tiêu hơn cùng lúc.

Syria đã nhận được máy bay MiG-29 mới đầu tiên từ Nga vào năm 2020. Nhưng trước đó Syria cũng đã đặt hàng các máy bay MiG-29SMT, trước khi chiến tranh xảy ra. MiG-29SMT là một biến thể của MiG-29A được tích hợp radar Zhuk-ME, cung cấp khả năng nhận biết tình huống cao hơn nhiều và cho phép tấn công nhiều mục tiêu hơn cùng lúc.

MiG-29SMT có khung thân lớn hơn so với MiG-29A, chứa nhiều nhiên liệu hơn và phạm vi bay của máy bay chiến đấu được mở rộng. Trang bị động cơ RD-33 series 3, tuy nhiên không giống như MiG-29M, loại máy bay này không sử dụng vật liệu composite mới trong khung máy bay, mà về tổng thể rất giống với chiếc MiG-29A nguyên bản.

MiG-29SMT có khung thân lớn hơn so với MiG-29A, chứa nhiều nhiên liệu hơn và phạm vi bay của máy bay chiến đấu được mở rộng. Trang bị động cơ RD-33 series 3, tuy nhiên không giống như MiG-29M, loại máy bay này không sử dụng vật liệu composite mới trong khung máy bay, mà về tổng thể rất giống với chiếc MiG-29A nguyên bản.

Bên cạnh việc trang bị MiG-29SMT, Syria cũng đã hiện đại hóa phi đội MiG-29A. Máy bay đã được sửa đổi đáng kể vào những năm 2000 để triển khai tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động R-77, cung cấp khả năng 'bắn và quên' và có tầm bắn tương tự như tên lửa AIM-120C của Israel sử dụng.

Bên cạnh việc trang bị MiG-29SMT, Syria cũng đã hiện đại hóa phi đội MiG-29A. Máy bay đã được sửa đổi đáng kể vào những năm 2000 để triển khai tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động R-77, cung cấp khả năng 'bắn và quên' và có tầm bắn tương tự như tên lửa AIM-120C của Israel sử dụng.

Mới đây, máy bay chiến đấu MiG-29A Syria đã tích hợp hệ thống phòng thủ tiên tiến Talisman của Belarus, một hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ được thiết kế để bảo vệ máy bay chiến đấu từ không đối không và các cuộc tấn công bằng tên lửa đất đối không.

Mới đây, máy bay chiến đấu MiG-29A Syria đã tích hợp hệ thống phòng thủ tiên tiến Talisman của Belarus, một hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ được thiết kế để bảo vệ máy bay chiến đấu từ không đối không và các cuộc tấn công bằng tên lửa đất đối không.

Hệ thống tác chiến điện tử này đã được trang bị trên máy bay phản lực MiG-29A của Syria từ năm 2019 và có khả năng sẽ mang lại lợi thế tác chiến điện tử, so với máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời thu hẹp khoảng cách với các máy bay trong không quân Israel.

Hệ thống tác chiến điện tử này đã được trang bị trên máy bay phản lực MiG-29A của Syria từ năm 2019 và có khả năng sẽ mang lại lợi thế tác chiến điện tử, so với máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời thu hẹp khoảng cách với các máy bay trong không quân Israel.

Tiến trình hiện đại hóa phi đội MiG-29 của không quân Syria là rất đáng kể, Syria cũng đang xem xét mua các máy bay chiến đấu cao cấp hơn của Nga như MiG-35, tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc phần lớn vào việc nền kinh tế, có thể phục hồi sau những thiệt hại thời chiến hay không.

Tiến trình hiện đại hóa phi đội MiG-29 của không quân Syria là rất đáng kể, Syria cũng đang xem xét mua các máy bay chiến đấu cao cấp hơn của Nga như MiG-35, tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc phần lớn vào việc nền kinh tế, có thể phục hồi sau những thiệt hại thời chiến hay không.

Các yếu tố kinh tế cũng sẽ xác định mức độ, mà Syria có thể mở rộng phi đội MiG-29, với quy mô rất lớn của phi đội MiG-23 cho thấy rằng Syria có khả năng sẽ đặt những đơn hàng rất lớn cho MiG-29 trong tương lai. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt kinh tế rộng rãi của phương Tây, đã làm chậm các nỗ lực hướng tới phục hồi kinh tế sau chiến tranh của Syria. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các yếu tố kinh tế cũng sẽ xác định mức độ, mà Syria có thể mở rộng phi đội MiG-29, với quy mô rất lớn của phi đội MiG-23 cho thấy rằng Syria có khả năng sẽ đặt những đơn hàng rất lớn cho MiG-29 trong tương lai. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt kinh tế rộng rãi của phương Tây, đã làm chậm các nỗ lực hướng tới phục hồi kinh tế sau chiến tranh của Syria. Nguồn ảnh: Pinterest.

Máy bay tiêm kích MiG-29 của Không quân Nga gặp tai nạn, phi công giật ghế phóng nhảy dù chỉ một giây trước thảm họa. Nguồn: YTU.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ly-do-tiem-kich-mig-la-hy-vong-duy-nhat-cua-khong-quan-syria-1517832.html