Trong thời gian qua, nhờ sự đầu tư mạnh mẽ từ nhà nước, Trung Quốc đã đột phá trong việc sản xuất hàng loạt máy bay trực thăng quân sự hạng trung và hạng nhẹ như Z-8, Z-10, Z-20... Nhưng trong lĩnh vực sản xuất trực thăng hạng nặng, Trung Quốc thực sự chưa có thành tựu. Ảnh: Trực thăng Z-20 - Nguồn: Sina
Việc Trung Quốc không đạt được tiến bộ về phát triển các loại trực thăng hạng nặng, có lý do là họ không có mẫu để "sao chép"; tuy nhiên trong quá khứ, Trung Quốc có thời điểm đã từng sở hữu trực thăng vận tải hạng nặng của cả Liên Xô và Mỹ, nhưng với thực lực công nghệ của Trung Quốc khi đó, họ chưa đủ "trình" để sao chép. Ảnh: Trực thăng Z-8. Nguồn: Sina
Vào đầu thập niên 1960, Liên Xô đã xuất khẩu trực thăng hạng nặng Mi-6 cho Trung Quốc. Nhưng do lúc này, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đang dần xấu đi, nên quá trình mua Mi-6 diễn ra khá chậm; quá trình giao hàng bắt đầu từ năm 1964, cho đến khi đạt được hợp đồng vào tháng 12/1970. Ảnh: Trực thăng Mi-6 - Nguồn: Wikipedia.
Theo hợp đồng, Liên Xô sẽ cung cấp 3 chiếc trực thăng hạng nặng Mi-6 (gồm phiên bản vận tải, đường không và cứu thương). Trung Quốc muốn sao chép Mi-6, nhưng Liên Xô đã "đọc vị" được ý đồ Trung Quốc, nên không có gì lạ, khi Liên Xô "câu giờ" lâu như vậy, trong việc giao trực thăng cho Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Mi-6 - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù Trung Quốc đã sẵn sàng để "làm nhái" chiếc trực thăng siêu trọng này, sau khi 3 chiếc Mi-6 này từ Liên Xô về đến Trung Quốc, lập tức được các chuyên gia Trung Quốc tháo gỡ và phân tích, tuy nhiên họ nhận thấy phương án làm nhái rất khó, nhất là động cơ, hộp số, cánh quạt và trục lái của Mi-6, trình độ công nghệ của Trung Quốc không thể sao chép. Ảnh: Trực thăng Mi-6 - Nguồn: Alamy stock.
Những kinh nghiệm trong sao chép trực thăng Zhi-5 (sao chép từ Mi-4), với trọng lượng cất cánh 7 tấn, không thể áp dụng cho Mi-6 nặng hơn 40 tấn. Sau nhiều năm nghiên cứu phát triển, do không làm chủ được công nghệ cốt lõi, nên kế hoạch sao chép Mi-6 của Trung Quốc đành phải xếp lại. Ảnh: Trực thăng Mi-6 - Nguồn: Wikipedia.
Chưa hết, Trung Quốc lại có một may mắn nữa lại đến từ người bạn Việt Nam, khi Việt Nam tặng cho Trung Quốc một chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook; đây là một chiếc trực thăng chiến lợi phẩm mà Việt Nam thu được tại một căn cứ của Mỹ. Ảnh: Trực thăng CH-47 Chinook - Nguồn: Wikipedia.
Theo yêu cầu của Trung Quốc, Việt Nam đã bàn giao cho Trung Quốc nghiên cứu. Sau khi nhận được chiếc CH-47, đơn vị nghiên cứu liên quan đã ngay lập tức tháo dỡ nó, nhưng cấu tạo của chiếc trực thăng Chinook còn phức tạp hơn Mi-6 của Nga, và việc sao chép lại bị xếp lại vô thời hạn. Ảnh: Trực thăng CH-47 Chinook mà Việt Nam tặng Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Lý do Trung Quốc không thể sao chép nổi mẫu trực thăng hạng nặng, ngoài công nghệ của Trung Quốc khi đó chưa thể đáp ứng yêu cầu sao chép, nhưng điều quan trọng là Trung Quốc làm chủ được công nghệ cốt lõi; do khi đó Trung Quốc chưa có nền tảng nghiên cứu cơ bản về máy bay trực thăng. Ảnh: Trực thăng CH-47 Chinook - Nguồn: Wikipedia.
Trên thực tế, công nghệ chế tạo máy bay trực thăng của Trung Quốc không bắt đầu quá muộn. Trong những ngày đầu thành lập nước Trung Hoa mới, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu phát triển máy bay trực thăng với sự hỗ trợ của Liên Xô, nhưng không tiếp cận được với công nghệ của Phương Tây. Ảnh: Trực thăng Z-5 mà Trung Quốc sao chép Mi-4 của Liên Xô - Nguồn: Sina
Sau khi quan hệ Trung - Xô rơi vào đóng băng, Trung Quốc lâm vào tình trạng mất kết nối với công nghệ của thế giới bên ngoài và họ đã đánh mất thời kỳ phát triển vàng son 20 năm trong lĩnh vực phát triển trực thăng. Ảnh: Trực thăng Z-5 mà Trung Quốc sao chép Mi-4 của Liên Xô - Nguồn: Sina
Với món nợ hơn 20 năm không hề dễ trả, do không có kỹ thuật dự phòng cũng như khoa học cơ bản về trực thăng, do vậy cho đến nay, nhiều công nghệ trực thăng của Trung Quốc chỉ có thể cầu cứu nước ngoài giúp đỡ. Ảnh: Trực thăng Z-5 mà Trung Quốc sao chép Mi-4 của Liên Xô - Nguồn: Sina
Mặt khác, lĩnh vực phát triển trực thăng ở Trung Quốc, trong một thời gian dài còn thiếu sự quan tâm; từ thập niên 1990, Trung Quốc đầu tư mạnh từ nhà nước để nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu và tên lửa; nhưng trên lĩnh vực phát triển máy bay trực thăng lại không được may mắn như vậy. Ảnh: Chiến đấu cơ J-11 mà Trung Quốc sao chép từ Su-27. Nguồn: Sina
Công nghệ chế tạo máy bay trực thăng tương đối phức tạp, cùng với thời gian đầu tư nghiên cứu, phát triển dài, lợi nhuận thấp, nên lĩnh vực này dễ bị bỏ qua. Phải đến thế kỷ 21, Trung Quốc mới khẩn trương hình thành lực lượng trực thăng tấn công, thì họ mới bắt đầu đầu tư mạnh vào nghiên cứu phát triển, nhưng đã quá muộn.
Ngoài ra, xét về an ninh quốc phòng lâu dài, Trung Quốc theo đuổi chính sách phong tỏa lâu dài vùng trời, chỉ có trực thăng quân sự mới được bay trong vùng trời, điều này khiến công nghệ trực thăng dân sự bị bỏ trống, nên không thu hút được các công ty tư nhân tham gia phát triển. Ảnh: Trực thăng Z-20 của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Mặc dù Trung Quốc đã có thể sản xuất hàng loạt các loại trực thăng hạng trung, nhưng nước này vẫn chưa thể tạo ra đột phá trong lĩnh vực kỹ thuật của các loại trực thăng hạng nặng kể trên, điều khó khăn nhất là động cơ và hệ thống truyền động của trực thăng hạng nặng, đòi hỏi rất cao so với các loại trực thăng hạng trung. Ảnh: Trực thăng Mi-17 mà Trung Quốc mua của Nga - Nguồn: China Military
Kết quả là Trung Quốc buộc phải mua và sử dụng động cơ của Ukraine và Nga, còn hệ thống truyền động thì chỉ có thể tìm hợp tác với Nga. Khi nên công nghệ cốt lõi chưa đủ tốt, trực thăng hạng nặng đương nhiên khó sản xuất, nhìn vào con đường phát triển trực thăng của Trung Quốc, quả thật là một chặng đường dài phía trước Ảnh: Dự án máy bay trực thăng hạng nặng AHL mà Trung Quốc đang hợp tác với Nga - Nguồn: Sina
Video Trực thăng AH-64: Hung thần treo cao - Nguồn: QPVN
Tiến Minh