Lý do vì sao chúng ta không bao giờ biết nhan sắc thật của vua Càn Long và các Hoàng đế Trung Quốc
Ở thời ngày xưa, gặp được Hoàng đế là diễm phúc ba đời đối với mỗi người dân. Thậm chí ngay cả những quan chức nhỏ ở các phủ, huyện nhỏ cũng chưa chắc có được hồng phúc ấy. Chính vì thế, rất ít người biết dung nhan thật sự của nhà vua.
Trên truyền hình, có rất nhiều những bộ phim khắc họa lại câu chuyện cung đình xưa. Từ Hàn - Đường - Tống - Nguyên hay các triệu đại Minh - Thanh... đều được tái hiện trên màn ảnh.
Một điểm chung chúng ta thường thấy đó là các nhân vật từ vua chúa, hoàng hậu, phi tần hay cung nữ đều xinh đẹp long lanh. Tuy nhiên, thực sự nhan sắc các nhân vật có thật trong lịch sử có được khuynh quốc khuynh thành như thế không thì vẫn là một dấu hỏi lớn.
Gần đây, bộ phim Diên Hi Công Lược đang gấy sốt trên màn ảnh nhỏ, kể về cuộc đời của Lệnh phi do Vu Chính thực hiện nhận được nhiều quan tâm của khán giả. Bên cạnh chủ đề hấp dẫn, bộ phim còn gây sốt vì phục trang, bối cảnh cung đình mãn nhãn.
Đặc biệt là dàn diễn viên xinh như hoa như mộng là yếu tố khiến nhiều bạn trẻ phát cuồng. Không ít người muốn xuyên không để gặp Càn Long, Phó Hằng, Hoằng Trú. Tuy nhiên, gần đây có người tiết lộ sự thật đau lòng về chân dung 3 nhân vật trên, hóa ra vẻ khôi ngô chỉ là hư cấu.
Thế nhưng, thực tế bức ảnh này không phải chân dung "soái ca" của Diễn Hy công Lược. Bởi đến tận cuối nhà Thanh, đất nước Trung Hoa rộng lớn mới biết đến thứ gọi là máy ảnh. Vì thế, việc có thể lưu lại khoảnh khắc nhan sắc thật của Càn Long, Phó Hằng và Hoằng Trú là hoàn toàn vô lý.
Vậy bức ảnh này được chụp vào thời gian nào? Sau khi tìm nguồn gốc, thì được biết bức ảnh này được lưu trữ tại thư viện của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (London Natural History Museum).
Nội dung của bức ảnh chính là: "Ba người đàn ông Trung Quốc, tay cầm quạt. Được chụp tại Trung Quốc trong cuộc viễn dương của tàu HMS Challenger trong khoảng thời gian từ năm 1872 - 1876.
Chuyến thám hiểm khoa học này do Hiệp hội Hoàng gia (Royal Society) tổ chức, kéo dài bốn năm nhằm khảo sát các đại dương trên toàn thế giới.
Trên con tàu này được trang bị một buồng tối giúp nó ghi lại ảnh của các dân tộc, con người và miền đất mỗi nơi nó đi qua…".
Ba người đàn ông trong bức ảnh này chỉ là dân thường hoặc một số quan lại địa phương thời đó mà thôi.
Vào thời vua Càn Long, mọi thứ chỉ được tái hiện bằng cách phác họa. Chân dung Càn Long do Giuseppe Castiglione (Lang Thế Ninh) vẽ. Ông là người Ý sinh ra ở Milan, đến Trung Quốc vào năm Khang Hi thứ 54.
Họa sĩ này cũng chính là người kiến tạo và thiết kế Viên Minh viên. Giuseppe Castiglione là một trong những họa sĩ cung đình nổi tiếng có 50 năm phục vụ trong cung đình Mãn Thanh.
Để phản ánh quyền lực và sự uy nghi của các nhân vật trong triều đình, các bức vẽ chân dung thường được khắc họa trong tư thế an tọa, có người hầu hạ và màn trướng cạnh bên. Điều này dễ nhận thấy qua các ảnh chụp Từ Hi Thái hậu, vua Phổ Nghi cuối đời nhà Thanh.
Thế nhưng, dù trong cung có những bậc thầy tài hoa trong việc phác họa chân dung, nhưng có mọc thêm 10 lá gan họ cũng không dám vẽ nhan sắc thật sự của vua chúa. Họ chắc chắn sẽ khéo léo thêm thắt, để bức họa trở nên đẹp hơn, như vậy khi Hoàng thượng ngắm nhìn mới cảm thấy hài lòng.
Tương truyền, Hoàng đế Chu Nguyên Chương đời Minh nổi tiếng xấu xí, gương mặt ông trông chẳng khác gì trái xoài. Ông từng hạ lệnh giết rất nhiều họa sĩ dám vẽ ông chân thật nhất.
Từ đó về sau, họa sĩ cung đình đều cẩn trọng khi phác họa chân dung các đế vương. Vậy rốt cuộc, Chu Nguyên Chương khó nhìn như trái xoài hay là bậc nam tử anh tuấn phong độ, điều này không ai dám chắc.
Các Hoàng đế xưa rất hiếm khi ra khỏi cung, hơn nữa người ở ngoài cũng không bao giờ được phép ra vào cung tùy tiện. Chính vì thế, những người được nhìn thấy dung nhan thực sự của vua rất ít. Hơn nữa, Hoàng đế luôn được ca tụng là chân mệnh thiên tử, vì thế ai gặp được là có phúc ba đời. Hoàng đế trong trí tưởng tượng của nhiều người là một vị thần thánh.
Đến thời của Từ Hi Thái hậu, những bức ảnh chân dung các thành viên Hoàng tộc mới xuất hiện, và rõ ràng nhan sắc “phong hoa tuyết nguyệt” của nhân vật chốn hậu cung không lung linh như những gì người ta tự nghĩ.
Hình ảnh Ái Tân Giác La Phổ Nghi - vị Hoàng đế thứ 12 và là Hoàng đế cuối cùng của triều đại Mãn Thanh cũng không theo chuẩn “soái ca” như phim ảnh ngày nay hay tuyên truyền.
Hay đơn giản, với 11 phi tần của vua Càn Long, dù được tái hiện "nghiêng nước nghiêng thành" trên phim ảnh, nhưng thực tế thế nào thì... có trời mới biết.