Lý do virus nCoV khó bị tiêu diệt hoàn toàn
Định nghĩa virus sống hay không sống, chúng có thể bị tiêu diệt hay không là câu hỏi nặng tính triết học hơn chúng ta nghĩ.
Một số virus thường được gọi là thể thực khuẩn, tên gọi của tập hợp các loài virus chuyên kí sinh vi khuẩn có hình dạng giống như tàu đổ bộ Mặt Trăng.
Chúng hạ cánh lên các tế bào trong cơ thể và tiêm một chuỗi vật liệu di truyền (chỉ các đại phân tử đóng vai trò lưu giữ và truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào, hoặc thế hệ cơ thể) vào chúng, sau đó lợi dụng những tế bào chủ để nhân đôi.
Tương tự virus SARS-CoV-2 gây nên đại dịch Covid-19, các thể thực khuẩn này là những ký sinh trùng hoạt động cực kỳ hung hăng. Chúng không thể bị giết, mà chỉ có thể đối phó tạm thời như việc rút dây cắm điện khỏi thiết bị.
Tuy nhiên, virus không có cỗ máy, tế bào riêng, chúng hoạt động thông qua tế bào của con người. Protein của chúng cũng là protein của con người. Thực thể mà theo lời Gary Whittaker, giáo sư virus học tại Đại học Cornell cho rằng "Lai giữa hóa chất và sinh học". Bởi chúng không sống, việc giết chúng "chết hoàn toàn" là điều không thể.
Khi Covid-19 đang là nỗi bất an toàn cầu, các định nghĩa của giới sinh vật học về việc virus sống hay không đã không còn quan trọng. “Chúng vô cùng mạnh mẽ và đang giành phần thắng”, nhà vi trùng học tại Đại học Indiana Ryan Relich nói.
SARS-CoV-2 dần tiến hóa để trở thành những cỗ máy sao chép hoàn hảo. Nhưng chúng không thể tự nhân đôi mà phải tiếp cận các tế bào khác, lợi dụng cơ cấu của tế bào đó. Tức là, nếu một tế bào bị nhiễm SARS-CoV-2, hàng triệu tế bào khác cũng bị nhiễm theo.
Tuy nhiên, khác với những ký sinh trùng như giun đường ruột, virus hoàn toàn phụ thuộc vào các tế bào chúng điều khiển. “Chúng không tự làm bất cứ thứ gì, như ăn uống hay tạo ra năng lượng”, Relich nói. Theo nhà vi trùng học, chúng không hề có dấu hiệu sống như các dạng sự sống đơn bào khác.
Nhưng vẫn có thể virus là một dạng sống, trong một định nghĩa khác mà chúng ta chưa biết. Sự sống đã phát triển trên Trái Đất trong khoảng 3,8 tỷ năm. Có rất nhiều bí ẩn làm xóa nhòa ranh giới định nghĩa "Sống hay không sống" của con người.
Có những loại virus sở hữu bộ gen dài hơn cả vi khuẩn (một dạng sống mà tất cả chúng ta đều công nhận) và chúng hỗ trợ vi khuẩn trong một số hoạt động sống như quang hợp. “Ngay cả DNA của chúng ta cũng được nối với một vài dạng virus di truyền”, Relich lưu ý.
"Vậy liệu ta có thể tiêu diệt virus hay không?". Đây là câu hỏi nặng tính triết học mà có thể chúng ta sẽ không bao giờ có lời giải đáp.
Theo Relich, con người có thể vô hiệu hóa, thậm chí biến đổi hoạt động của chúng. Một số hóa chất như thuốc tẩy hay cồn có thể làm hỏng lớp vỏ bên ngoài virus, khiến chúng trở nên vô dụng. Rửa tay cũng khiến virus mất lớp vỏ này.
Ví dụ, thuốc Enfuvirtide chữa HIV có thể ngăn chặn virus gây bệnh bám vào tế bào người. Một số thuốc ngăn chặn sự sao chép, lây lan của virus sau khi xâm nhập vào bên trong.
Trên thế giới có hàng triệu loại virus. “Chúng ở khắp mọi nơi và thậm chí còn nhiều hơn cả những tế bào”, nhà nghiên cứu sự tiến hóa của virus tại Đại học Rutgers Siobian Duffy cho biết. Nhưng mới chỉ có 6.828 loài được đặt tên chính thức. Để tìm hiểu và nghiên cứu về virus cần nhiều nhân lực và vật lực hơn nữa.
Hiện tại, các nhà khoa học chỉ tập trung vào tìm hiểu các loại virus có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người, như SARS-CoV-2 và đại dịch Covid-19. "Dù virus có ở dạng sống hay không, chúng đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân loại. Nhiệm vụ của chúng tôi là nghiên cứu cũng như tìm ra cách để ngăn chặn chúng đe dọa đến sức khỏe của tất cả chúng ta”, Duffy nói.
Hiểu biết rõ về thực thể siêu nhỏ này có lẽ sẽ tiết lộ nhiều hơn về bản chất của chúng, lẫn định nghĩa cho "sự sống".
Nguồn Znews: https://news.zing.vn/ly-do-virus-ncov-rat-kho-bi-tieu-diet-post1064239.html