Ly kỳ chuyến chinh phục mặt trăng đầu tiên của con người

Ngày 20/7/1969, tàu Apollo 11 đáp thành công xuống Mặt Trăng, phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đi trên Mặt Trăng. Đến tận hôm nay, những câu chuyện hấp dẫn nhất từ tàu Apollo 11 vẫn chưa được biết đến hoặc chưa được hiểu rõ.

1. Tàu không gian Apollo được phóng lên từ đảo nào ở Mỹ?

A. Đảo Merritt

Đáp án A. Tàu không gian Apollo được phóng lên bởi tên lửa đẩy Saturn V tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy thuộc Đảo Merritt, Florida, Mỹ vào ngày 16 tháng 7, Apollo 11 là chuyến bay có người lái thứ năm của Chương trình Apollo của NASA.Tàu không gian Apollo có ba bộ phận: một Mô-đun Điều khiển với cabin cho ba Phi hành gia cùng với phần duy nhất hạ cánh xuống Trái Đất; một Mô-đun Phục vụ có chức năng hỗ trợ Mô-đun Điều khiển với lực đẩy, năng lượng điện, Oxy và nước; và Mô-đun Mặt Trăng giúp cho việc hạ cánh trên Mặt Trăng.Sau khi được gửi đến Mặt Trăng bởi tầng trên của tên lửa đẩy Saturn V, các Phi hành gia tách con tàu khỏi nó và du hành ba ngày cho đến khi đi vào quỹ đạo của Mặt Trăng. Armstrong và Aldrin sau đó di chuyển vào Mô-đun Mặt Trăng và hạ cánh trên bề mặt của Mặt Trăng ngày 20/7. Họ ở đó trong vòng 21 tiếng rưỡi sau khi hạ cánh. Sau khi bay lên bằng phần trên của Mô-đun Mặt Trăng và quay trở về Mô-đun Điều khiển với Collins, họ quay về Trái Đất.

B. Đảo Block

C. Đảo Key West

2. Những thứ đầu tiên con người để lại Mặt trăng là gì?

A. Nước và bánh mỳ

B. Rượu và bánh mỳ

Đáp án B. Ngày 20/7/1969, Neil Armstrong và Buzz Aldrin di chuyển vào Mô-đun Mặt Trăng có mật danh "Eagle - Đại bàng", tách khỏi Mô-đun Điều khiển và hạ cánh tại Biển Tĩnh Lặng (Sea of Tranquility) của Mặt Trăng, chuẩn bị cho việc hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng. Phi hành gia Michael Collins ở lại quỹ đạo Mặt Trăng, tiếp tục lái Mô-đun Điều khiển.Vài phút sau khi Mô-đun Mặt trăng chạm xuống Biển Tĩnh Lặng, Aldrin đã quay trở lại Trái đất. Aldrin nói vào đoạn ghi âm: “Tôi muốn nhân cơ hội này để yêu cầu mọi người lắng nghe, bất cứ ai và ở bất cứ nơi nào, hãy tạm dừng mọi công việc một lát và chiêm ngưỡng những sự kiện trong vài giờ qua và để cảm ơn theo cách riêng của mình”. Sau đó Aldrin đã tắt radio, mở những hộp nhựa đựng những mẩu bánh mì nhỏ và rượu.Sau đó, phi hành gia này đã viết trên tạp chí Guideposts rằng, rượu và bánh mì chính là những đồ ăn uống đầu tiên loài người để lại trên Mặt trăng.

C. Sôcôla và bánh mỳ

3. Cái gì dưới đây đã cứu sống các phi hành gia

A. Một khẩu súng lục

B. Một lưỡi kiếm

C. Một cây bút nỉ

Đáp án C. Trong không gian chật chội của Mô-đun Mặt trăng, chiếc ba lô của Armstrong đã làm vỡ công tắc tăng áp - thứ có thể khởi động động cơ và thực hiện chuyến bay trở lại Trái đất. Trong tình thế gay go ấy, Aldrin rút một cây bút nỉ từ trong túi áo ra. “Tôi đã cắm cây bút vào lỗ nhỏ nơi có công tắc ngắt mạch và đẩy nó vào; đủ chắc chắn, bộ ngắt mạch hoạt động”, Aldrin đã kể lại trong cuốn sách Magnificent Desolation phát hành vào năm 2009. “Sau tất cả, chúng tôi sẽ xuống Mặt trăng" - Aldrin nhớ lại.

4. Aldrin và Armstrong còn để lại những gì trên Mặt trăng?

A. Túi nôn

B. Thiết bị kỹ thuật

C. Giấy thông điệp thiện chí

D. Tất cả các thứ trên

Đáp án D. Theo Danh mục Vật liệu nhân tạo trên Mặt trăng của NASA, các phi hành gia của tàu Apollo 11 đã để lại nơi đây một túi nôn, hai túi đựng nước tiểu và một túi đựng đồ đại tiện. Bên cạnh đó là một số thiết bị mang tính kỹ thuật như thiết bị thí nghiệm địa chấn, đĩa tưởng niệm bằng silicon và những tờ giấy mang theo thông điệp thiện chí từ 73 quốc gia trên thế giới. Theo NASA, trong những lần phóng tàu Apollo vào Mặt Trăng, tổng cộng con người đã để lại nơi đây 96 túi chất thải.

5. NASA đã làm gì khi các phi hành gia trở về

A. Mời rượu

B. Cho họ đi tắm

C. Cách ly họ

Đáp án C. Mặc dù các nhà khoa học của NASA nghi ngờ rằng có thể có sự sống trên Mặt trăng, nhưng với mục đích bảo vệ Trái đất khỏi những mầm bệnh có thể có, các phi hành gia Apollo 11 đã bị cách ly một thời gian sau khi trở về Trái đất. Trong ba tuần sau khi trở về, phi hành đoàn tàu Apollo 11 sống trong một đơn vị với sự kiểm soát di động, trước tiên là trên tàu sân bay USS Hornet và sau đó là tại Trân Châu Cảng. Tổng thống Richard Nixon thậm chí còn chụp ảnh cùng những phi hành gia khi họ đang bị cách ly trong một căn phòng kín.

6. Neil Armstrong sau khi trở về từ mặt trăng đã làm công việc gì?

A. Phụ trách đào tạo phi hành gia ở NASA

B. Lập công ty đưa người lên mặt trăng

C. Làm giáo viên

Đáp án C. Sau khi thực hiện "bước tiến dài của nhân loại" trên Mặt Trăng vào năm 1969, nhà du hành Neil Armstrong duy trì cuộc sống bình lặng và tránh xa ánh hào quang của quá khứ. Ngay sau chuyến bay lên Mặt Trăng, Armstrong tuyên bố ông sẽ không bay lên vũ trụ nữa. Ông từ bỏ mọi chức vụ tại NASA vào năm 1971 và nhận công việc giảng dạy tại khoa Cơ khí Hàng không của Đại học Cincinnati ở tiểu bang Ohio. Mặc dù từng lái máy bay chiến đấu cho hải quân Mỹ, làm phi công thử nghiệm và phi hành gia cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Armstrong chưa bao giờ cho phép bản thân chìm đắm trong ánh hào quang sau chuyến bay lên Mặt Trăng vào năm 1969. Ông rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Vô số công ty muốn ông trở thành người phát ngôn của họ, nhưng ông liên tục từ chối và chỉ chấp nhận lời mời của một số doanh nghiệp. "Tôi, bây giờ và mãi mãi, chỉ là một kỹ sư bình thường", ông tuyên bố.

7. Bao nhiêu phi hành gia NASA đã thiệt mạng trong chương trình Apollo

A. 8

Đáp án A. Có 33 phi hành gia thực hiện các chuyến bay trong chương trình đổ bộ Mặt Trăng Apollo. Trong số đó, 27 người bay tới Mặt Trăng, 24 người bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng nhưng chỉ có 12 người đặt chân lên bề mặt. Trong chương trình đổ bộ Mặt Trăng Apollo có 8 phi hành gia đã thiệt mạng. Người đầu tiên mất vào năm 1964 là Theodore Freeman khi máy bay của ông, phi cơ huấn luyện T-38, va vào một con chim, làm vỡ kính che buồng lái và động cơ ngừng hoạt động. Dù thoát ra, Freeman ở quá gần mặt đất và chết do lực va chạm.Vào ngày 28/2/1966, phi hành đoàn chính trong nhiệm vụ Gemini 9, Elliot See và Charles Bassett chuẩn bị đáp phi cơ T-38 xuống St Louis. Do mây mù che khuất đường băng, See định vị nhầm một ngã rẽ và đâm vào tòa nhà nơi tàu vũ trụ của họ đang được chế tạo. Hai phi công thiệt mạng ngay lập tức.Năm 1967, NASA chuẩn bị phóng tàu Apollo đầu tiên. Nhưng tàu vũ trụ liên tục hỏng và chỉ huy Gus Grissom biết rõ điều đó. Với tâm trạng vô cùng khó chịu, ông treo một quả chanh bên ngoài khoang giả lập tàu Apollo ở căn cứ Cape Canaveral.Vào ngày 27/1/1967, phi hành đoàn gồm Grissom, Ed White (người Mỹ đầu tiên đi bộ ngoài vũ trụ) và Roger Chaffee, nằm ở ghế trên bệ phóng để thử nghiệm toàn phần tàu vũ trụ. Việc thử nghiệm đã thất bại. Trong vòng vài giây, ngọn lửa bùng lên thiêu sống phi hành đoàn.Cuối năm đó, Clifton Williams thiệt mạng trong một vụ rơi phi cơ T-38 khác và Edward Givens qua đời trong một tai nạn giao thông. Cả 8 phi hành gia cùng với 6 nhà du hành vũ trụ của Xô Viết được tưởng niệm bằng một tấm bia do phi hành đoàn tàu Apollo 15 để lại trên Mặt Trăng.

B. 9

C. 10

8. Người phụ nữ nào duy nhất có mặt trong phòng điều khiển vụ phóng tàu Apollo 11

A. JoAnn Morgan

Đáp án A. Chuyên viên kiểm soát trang thiết bị, JoAnn Morgan, là người phụ nữ duy nhất trong phòng điều khiển vụ phóng Apollo 11 ở căn cứ Cape Canaveral. Là kỹ sư, bà phụ trách 21 kênh liên lạc cũng như độ ổn định của mọi hệ thống theo dõi tên lửa Saturn 5. "Phóng tàu là một vụ nổ có kiểm soát. Bạn luôn cảm thấy e sợ đôi chút nhưng bạn vẫn phải trông chừng nó", Morgan nói.Là một trong số ít những người phụ nữ làm việc ở vị trí cao cấp, Morgan thường xuyên phải đương đầu với sự phân biệt giới tính, đặc biệt khi bà bắt đầu công việc. "Tôi nhận được những cuộc gọi tục tĩu, một số bình luận khiếm nhã trong thang máy và đụng chạm ở khu ăn uống. Sau một thời gian, phần lớn những hành động đó không còn nữa vì mọi người nhận ra tôi làm việc rất nghiêm túc", Morgan kể lại.

B. Peggy Johnson

C. Jill Hruby Sandia

9. Chương trình đổ bộ Mặt Trăng có người lái của NASA đã ngốn hết bao nhiêu tiền?

A. 20 tỷ USD

B. 22 tỷ USD

C. 24 tỷ USD

Đáp án C. Apollo là chương trình đổ bộ Mặt Trăng có người lái của NASA. Kéo dài hơn 10 năm (từ năm 1961 đến 1972). Chương trình tiêu tốn khoảng 24 tỷ USD, tương đương hơn 100 tỷ USD của năm 2016, với những đóng góp to lớn của 400.000 kỹ sư, nhà khoa học, kỹ thuật viên tài năng.

Số câu trả lời đúng

Cách đây một nửa thế kỷ, ngày 20/7/1969, tàu Apollo 11 đưa các nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins đặt chân lên Mặt Trăng trong sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng chưa từng có tiền lệ. Sự kiện này khi đó gây chấn động thế giới, đánh dấu bước nhảy vọt của ngành hàng không vũ trụ Mỹ so với các nước trên thế giới.

Armstrong và Aldrin dành hai tiếng rưỡi bên ngoài con tàu không gian, thu thập 21,5 kg đá Mặt Trăng cho chuyến trở về Trái Đất. Họ cũng kịp cắm quốc kỳ Mỹ trên điểm cực của Mặt Trăng để chứng minh "nước Mỹ đã ở đây".

Song hành cùng Armstrong và Aldrin còn có Michael Collins, thành viên còn lại trong Apollo 11. Trong khi Armstrong và Aldrin đặt chân lên Mặt Trăng, thì Collins một mình lái mô-đun điều khiển "chờ" trên quỹ đạo của Mặt Trăng cho đến khi hai đồng nghiệp trở lại, trước khi cùng quay về Trái Đất.

Ngày 25/7/1976, phi thuyền Apollo 11 trở về tới Trái Đất và hạ cánh an toàn ở vùng biển tây nam Thái Bình D¬ương sau khi bay hết quãng đường 13,3 triệu km, kết thúc hiệu quả Cuộc đua Không gian và hoàn thành mục tiêu quốc gia được đề ra năm 1961 bởi Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy.

Sau Apollo 11, Mỹ còn thực hiện thêm 5 sứ mệnh đưa con người lên Mặt trăng khác, chuyến bay cuối cùng là Apollo 17, mặc dù trước đó NASA đã lên kế hoạch cho 3 nhiệm vụ khác là Apollo 18, Apollo 19 và Apollo 20.

Những bước tiến dài của nhân loại

Trước đó, năm 1957, với hình dáng của một quả cầu nhôm, vệ tinh Sputnik 1 do Liên Xô chế tạo đã trở thành vệ tinh đầu tiên của thế giới bay vào vũ trụ, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Chỉ 4 tháng sau, người Mỹ cũng đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của họ, Explorer 1, vào tháng 1-1958.

Cuộc đua chinh phục vũ trụ giữa các cường quốc đã chính thức bắt đầu. Sau các vệ tinh là thách thức đưa người lên vũ trụ và Liên Xô có hành trình bay vòng quanh Trái đất trong 108 phút của phi hành gia Yuri Gagarin vào ngày 12-4-1961. Chưa đầy 1 tháng sau, người Mỹ cũng đã đưa phi hành gia Alan Shepherd lên quỹ đạo, nhưng chuyến bay chỉ kéo dài trong vòng 15 phút nên Shepherd đã không kịp đi hết 1 vòng trái đất. Sau đó, Mỹ lên kế hoạch cho một sự kiện vô cùng táo bạo trở thành quốc gia đầu tiên chinh phục Mặt trăng. Và Apolo 11 đã làm được điều đó, đánh dấu sự kết thúc giai đoạn đầu chương trình các chuyến bay có người vào không gian của NASA.

Tuy ban đầu, toàn bộ chương trình Apollo xuất phát từ những tính toán chiến lược mang tính chính trị, nhưng cuộc đổ bộ xuống Mặt trăng năm 1969, mở đầu cho những cuộc chinh phục tiếp sau, đã mang lại những kết quả quan trong cho nền khoa học của toàn nhân loại.

Thông qua việc quan sát trực tiếp bề mặt Mặt trăng và cùng việc có được hàng trăm kg mẫu vật từ hành tinh này, các nhà khoa học Trái Đất bắt đầu hiểu được lịch sử hình thành Mặt trăng, quá trình vận động và tương tác trên hành tinh này với những tri thức hoàn toàn chưa được biết đến trước đó.

Sự thành công của dự án Apollo cũng tạo ra cơ hội cho người Mỹ và người Nga hợp tác với nhau trong chuyến bay quốc tế đầu tiên vào vũ trụ - đó là Dự án Thử nghiệm Apollo-Soyuz được tiến hành vào tháng 7-1975. Dự án này là sự khởi đầu của mối quan hệ hợp tác trong không gian.

Năm 1993, Nga, Mỹ và các đối tác châu Âu đã ký hiệp định hợp tác trong các nhiệm vụ chinh phục vũ trụ và việc xây dựng Trạm Vũ trụ quốc tế ISS vào năm 1998. Từ thời điểm đó, ISS đã được coi là ngôi nhà chung trên vũ trụ của các nhà du hành và nghiên cứu không gian từ các nước trên thế giới, là cơ sở nghiên cứu khoa học quan trọng, giữ vai trò phát triển mục tiêu tiếp theo cho những chuyến du hành vượt ra ngoài quỹ đạo Trái đất.

Không chỉ dừng ở việc chạm tới Mặt trăng, năm 2018, tại Hội nghị khoa học không gian tổ chức tại Thủ đô Riga, Latvia, các nhà khoa học đến từ nhiều nước trên thế giới đã cùng bàn luận về chương trình xây dựng “Làng mặt trăng” do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) xúc tiến. Theo kế hoạch, “Làng mặt trăng” ban đầu sẽ là nơi điều phối hoạt động của robot hoặc các máy thăm dò, sau đó sẽ đưa người lên nghiên cứu và trở thành trạm chuyển tiếp cho các kế hoạch khám phá những vùng đất xa xôi hơn trong vũ trụ.

ESA đặt mục tiêu không chỉ có sự hiện diện tạm thời của con người mà còn tham vọng đưa con người định cư lâu dài trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Tại đây, các nhà thám hiểm sẽ sinh sống trên bề mặt Mặt trăng, đồng thời chia thành nhiều đơn vị thực hiện các nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học vũ trụ, thiên văn học, nghiên cứu sự sống của con người ngoài không gian, sử dụng tài nguyên trên Mặt trăng, thậm chí phát triển kinh tế, thương mại.

Armstrong sinh ngày 5/8/1930 tại tiểu bang Ohio, Mỹ.

Vào khoảng những năm 1956, ông là một phi công lái thử tại Trạm Bay Tốc độ cao NASA ở Căn cứ Không quân Edwards, tiểu bang California.

Sau quãng thời gian làm một phi công lái thử, Armstrong có bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp. Ông chuyển sang làm một nhà du hành vũ trụ.

Năm 1969, Armstrong nhận nhiệm vụ tham gia chuyến bay Apollo 11 và sứ mệnh đại diện cho cả ngành hàng không vũ trụ Mỹ trong việc đặt chân lên Mặt Trăng. Người Mỹ rất khao khát làm được điều này, sau khi người Nga đã đi trước một bước với việc đưa được con người vào vũ trụ 8 năm trước đó.

Armstrong đã làm nhiệm vụ chỉ huy của phi vụ Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969. Thời khắc lịch sử, Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng và dành 2,5 giờ khám phá trong khi Michael Collins ở lại trên quỹ đạo trong Module Command.

Khi đặt chân xuống Mặt Trăng, ông đã nói một câu bất hủ: "Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại".

Châu Anh (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/ly-ky-chuyen-chinh-phuc-mat-trang-dau-tien-cua-con-nguoi-1442575.tpo