Lý thuyết mới đảo ngược sự thật về khủng long

Hơn 100 năm nay, những sự thật về loài khủng long đã được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã đặt vấn đề phải viết lại sơ đồ gia hệ khủng long vì giới khoa học có lẽ đã nhầm lẫn.

Chúng ta còn biết một sự thật nữa: Trứng khủng long có thể sinh trưởng ngay cả trong mùa đông lạnh giá, trong lớp tuyết bao phủ ở Bắc Cực.

Nhưng trong gần 130 năm qua, giả thuyết cho rằng khủng long có thể được chia thành hai nhóm chính vẫn không hề hay đổi. Sự phân chia này phổ biến đến mức, ngay cả những đứa trẻ có niềm đam mê với khủng long cũng biết đến. Nhóm đầu tiên là loài khủng long hông chim Ornithschia, bao gồm Stegosaurus, Triceratops, thú mỏ vịt.

Nhóm kia là khủng long hông thằn lằn Saurischia, bao gồm khủng long chân thằn lằn như Brontosaurus và khủng long chân thú như Tyrannosaurus Rex, Velociraptors. Những loại khủng long này đã được tái hiện xuất sắc trong các bộ phim và được phần lớn công chúng biết đến và yêu thích.

Tuy nhiên gần đây, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature đã làm lung lay những giả thuyết này. Bài báo yêu cầu giới khoa học viết lại toàn bộ sơ đồ gia hệ của loài khủng long. Đây là một vấn đề cực kì lớn.

"Khi đọc nghiên cứu mới về khủng long của Matthew Baron lần đầu tiên, tôi thật sự kinh ngạc",Ed Yong – một nhà nghiên cứu phát biểu.

Việc phân chia khủng long thành hai loại có từ những năm 1888. Khi đó, nhà nghiên cứu Harry Govier Seeley phát hiện ra sự khác biệt lớn trong xương chậu của một số loài khủng long.

Cách chia này đáng tin đến mức trong gần một thế kỉ, nhiều nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, khủng long không nhất thiết phải tiến hóa từ một tổ tiên chung - như nhà cổ sinh vật học Kevin Padian của Berkeley viết trong một bài bình luận trên tờ Nature.

Cây phả hệ của loài khủng long: truyền thống (trái), được viết lại (phải) (Ảnh: Nature)

Cây phả hệ của loài khủng long: truyền thống (trái), được viết lại (phải) (Ảnh: Nature)

Nhưng Baron và đồng nghiệp của ông đã quyết định xem xét lại việc phân chia cây gia hệ của khủng long một cách đơn giản như vậy. Nhóm nghiên cứu kiểm tra 74 loại khủng long và nhìn nhận 457 đặc điểm khác nhau nhằm xem chúng có những điểm tương đồng và khác biệt nào.

Và thay vì dựa vào cách phân chia trên một đặc điểm chính, họ cho rằng một số khía cạnh khác của việc giải phẫu khủng long sẽ có thể khiến cây gia hệ được phân chia theo những cách mới. Những đặc điểm thừa kế như hình dạng xương đùi, chiều dài xương vai, và xương sống trên xương hàm, cho thấy các mô hình kế thừa khác biệt so với sự phân chia dựa trên hông.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu nói rằng loài Onithschia và Theropods có liên quan chặt chẽ với nhau chứ không phải bị chia thành hai nhánh riêng. Điều này phân chia loài Sauropods (khủng long có chân thằn lằn), khiến chúng trở nên có quan hệ gần gũi với những con khủng long đầu tiên - loài Herrerasaurs.

Nếu phân chia lại khủng long theo cách này, giống như việc có ai đó với bạn những con chó và con mèo bạn quen thuộc trước đây không phải như bạn nghĩ. Và những con vật bạn từng gọi là “mèo” thì hóa ra lại là "chó”, Yong dí dỏm viết trong báo cáo.

Đây là một giả thuyết rất lớn và nó có thể khiến toàn bộ sách giáo khoa về cổ sinh vật học phải viết lại. Nhưng cho đến nay, giả thuyết này vẫn chưa hoàn toàn được chấp nhận.

Sẽ mất một khoảng thời gian để cộng đồng cổ sinh vật học đi đến kết luận về việc sơ đồ gia hệ của khủng long có cần được đánh giá lại hay không? Nếu có, thì có lẽ sẽ có nhiều thay đổi trong cách phân chia nhóm khủng long đã tồn tại hơn 100 năm qua.

Thomas Holtz, nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Maryland, cho biết: "Nếu giả thuyết này tiếp tục phát triển, có lẽ phải thay đổi các cuốn sách giáo khoa. Tuy chỉ là một phân tích, nhưng nghiên cứu mới này cực kì kỹ lưỡng".

Những ý tưởng mà Baron và nhóm của ông đề xuất có thể có những cách hiểu khác. Họ cho rằng loài khủng long đầu tiên - Herrerasaurids (xuất hiện trước những loài khủng long mà chúng ta đã quen thuộc) là những loài động vật ăn tạp đi trên hai chân và cẳng tay nắm lại. Điều này phù hợp với những nghiên cứu khác gần đây.

Đáng ngạc nhiên hơn, việc xây dựng lại cây phả hệ cho thấy khủng long có thể có nguồn gốc ở Bắc bán cầu chứ không phải ở Nam Mỹ (Gondwana) - mặc dù điều này ít chắc chắn hơn.

Theo Bích Trâm/Khám phá

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ly-thuyet-moi-dao-nguoc-su-that-ve-khung-long/20200912084720082