Mặc quần áo mới lúc giao thừa và ngày Tết sẽ may mắn tới mức nào?
Tết đến ai cũng thích xúng xính quần áo mới - nhất là trẻ em để cùng nhau đón chào năm mới… Đó là nét văn hóa dân gian khi Tết đến Xuân về, nhưng theo phong thủy thì mặc quần áo mới ngày Tết còn có những may mắn khác.
Phong tục mặc quần áo mới
Mặc quần áo mới là nét văn hóa dân gian mỗi dịp Tết đến Xuân về. Năm mới Nhâm Dần nhiều gia đình khó khăn vê tài chính. Nhưng nhiều bố mẹ quan niệm "người lớn thì có thể mặc lại đồ năm cũ, nhưng trẻ nhỏ thì cố gắng mua quần áo mới diện Tết" – đó là niềm vui háo hức mỗi khi Tết đến trẻ con được mặc quần áo mới.
Người khá giả thì Tết đến cũng tự sắm cho mình những bộ quần áo mới để mặc Tết, phụ nữ thì sắm áo dài, váy mới. Đàn ông thì comple hay áo khoác, áo sơ mi mới – nhất là dịp Tết có rất nhiều hàng quần áo hạ giá.
Mặc quần áo mới trong ngày Tết đã có từ xa xưa, từ già trẻ lớn bé đều thích mặc quần áo mới ngày Tết. Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến xã hội nông dân cổ đại ở Trung Quốc, dù thời đó kinh tế nghèo nàn, việc mua sắm đồ mới là rất khó.
Bây giờ người ta có thể sắm đồ mới hàng tuần, hàng tháng. Người ta thường dành dụm để mua sắm quần áo mới, với mong muốn đổi mới từ trong ra ngoài, hy vọng một năm mới sẽ có nhiều thay đổi mới.
Ngày Tết khí vận rất thịnh, mọi người đều mặc quần áo mới sạch sẽ đón giao thừa, đón năm mới có ý nghĩa là bỏ cái cũ và chào đón cái mới. Phong tục này trong dân gian còn mang ý nghĩa giúp xua đuổi tà ma, giải trừ tai họa... Còn là biểu tượng của điềm lành, đón ấm no và hạnh phúc.
Vì vậy, dù giàu hay nghèo mọi người đều sắm cho mình bộ quần áo mới diện Tết. Ngày đầu tiên của năm mới, mọi người xúng xính quần áo mới để cùng nhau đón Tết, đón năm mới, đi chúc Tết nhau...
Mặc quần áo mới còn diện trong các lễ hội dân gian truyền thống. Tháng Giêng mở đầu mùa xuân có rất nhiều hoạt động dân gian khác nhau để vui Tết, chủ yếu dựa trên việc cúng tế, bày tỏ lòng kính trọng Tam Bảo, Gia tiên… cầu an, nhận phước lành, mong một mùa màng bội thu và rất nhiều hoạt động phong phú, đậm bản sắc dân tộc.
Dù Tết này người dân không đi du xuân, hưởng ứng các lễ hội như trước thì rất nhiều gia đình vẫn có thói quen mua sắm để Tết đến cả nhà được diện quần áo mới.
Việc mặc quần áo mới đón giao thừa có ý nghĩa "tống Cựu nghênh Tân" vào đêm cuối cùng của cả năm âm lịch, với các hoạt động xoay quanh việc loại bỏ cái cũ và chào đón một năm mới tốt đẹp.
Mặc quần áo mới mong cầu điều tốt lành. Những gia đình giàu sang, quyền quý xưa năm mới thường mặc đồ len, lụa, sa tanh mới. Người bình dân cũng diện quần áo vải thô gọn gàng, sạch sẽ, khác hẳn ngày thường để cầu may, đón ấm no và hạnh phúc trong năm mới.
Ngày Tết nên mặc quần áo mới màu gì?
Ngày Tết mặc quần áo mới cho trẻ em các bố mẹ thường chọn màu đỏ.
Phụ nữ cũng hay chọn quần áo màu đỏ.
Ngày Tết màu đỏ rất được ưa chuộng, bởi đó là màu tượng trưng cho sự vui vẻ, điềm lành, may mắn, hút tài lộc...
Giới trẻ thì không mặc quần áo sáng màu, nhưng đã có những ngoại lệ, một số bạn trẻ mặc quần áo màu đỏ với quần áo lưới và vuốt hổ, một số người còn treo kiếm nhỏ, vỏ sò, chạm khắc gỗ, đồng trên thắt lưng...
Ngày nay con người đã thay đổi rất nhiều trong cách ăn mặc, màu sắc, kiểu dáng, chất liệu quần áo ngày càng sinh động, sặc sỡ và ngày càng phát triển lên một trình độ cao. Nhưng quan điểm mặc áo mới đón Tết vẫn không thay đổi.
Cuộc sống ngày càng tốt hơn, giờ đây không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng mua sắm quần áo mới.
Cũng không cần chờ đến Tết, mà mọi người mua sắm quần áo mới nhiều hơn để thay đổi diện mạo, thay đổi vận khí chào năm mới.
Cách giặt quần áo mới trước khi mặc
Nhiều người mua quần áo mới về Tết đến mặc luôn để được tươi mới - họ không biết quần áo mới có nhiều hóa chất chưa được làm sạch, dễ gây viêm da dị ứng, hô hấp, thậm chí nguy cơ lâu dài gây ung thư da… ảnh hưởng tới sức khỏe, làn da, hệ hô hấp… nhất là trẻ nhỏ.
Vì vậy cần giặt quần áo mới đúng cách để người mặc được an toàn (giặt không đúng cách dễ làm chúng bị giãn, co rút, nhanh phai màu…).
Quần áo mới giặt không giống với đồ thường ngày, mà phải giặt như sau:
- Đầu tiên cần phân loại quần áo mới mua thuộc loại vải nào, màu ra sao để tránh phai màu giữa đồ màu này với đồ màu khác. Phân loại xong ngâm riêng từng loại quần áo với nước sạch.
- Lần đầu giặt quần áo mới trước khi giặt nên ngâm với 1 ít dấm, hoặc muối khoảng 20 phút để quần áo không bị phai màu và luôn trông như mới.
- Không nên giặt bột giặt mà nên giặt bằng nước để áo mềm hơn, không xù lông và loang màu.
Giặt quần áo màu
Tuyệt đối không ngâm với bột giặt vì đồ mới dễ bị loang màu. Kế đến là giặt vò bằng tay, xả nước nhiều lần để loại bỏ hóa chất trong vải rồi mới đưa vào máy giặt. Xong xuôi phơi nơi khô ráo không quá 35 độ C để tránh nhàu vải, dễ mục và hư sau một thời gian ngắn sử dụng, đảm bảo an toàn khi mặc.
Giặt quần áo trắng
Không giặt đồ màu với đồ trắng, hoặc ngâm chung đồ trắng với quần áo khác trong bột giặt quá lâu vì sẽ lẫn màu làm quần áo mất đi giá trị thẩm mỹ.
Giặt riêng đồ trắng như với quần áo mới mua khác. Nhưng không nên giặt với xà phòng và chà xát quá mạnh vì nhanh hư hỏng.
Giặt quần áo có in hình
Với quần áo hoa, có in hình ảnh thì hạn chế giặt máy. Nếu lần giặt đầu phải giặt máy thì phải lưu ý hướng dẫn sử dụng trước khi bỏ vào máy giặt.
Không nên đổ bột giặt, thuốc tẩy và các loại tẩy hóa màu trực tiếp lên quần áo, hình in.
Phơi quần áo mới
Lộn trái quần áo mới khi phơi ở trời nắng để tránh quần áo phai màu và giữ quần áo luôn mới.
Quần áo in hình tốt nhất nên gấp lại rồi phơi bằng móc nhằm giúp cho áo không bị co giãn khi phơi.