Vào thời phong kiến, lăng mộ của bậc đế vương Trung Quốc ẩn giấu nhiều bí mật khiến hậu thế tò mò. Trong số này có việc nơi an nghỉ ngàn thu của hoàng đế được xây dựng kiên cố. Sau khi đặt quan tài chứa thi hài nhà vua vào bên trong cùng hàng ngàn đồ tùy táng, lối ra vào lăng mộ bị bịt kín.
Người làm công việc này là người thợ cuối cùng. Họ có nhiệm vụ phong ấn lăng mộ và tử vong tại đó để giữ kín bí mật về nơi an nghỉ ngàn thu của nhà vua.
Để tránh việc phải bỏ mạng, thợ xây đã tạo ra con đường sống cho bản thân đồng thời đảm bảo phong ấn hoàn toàn lăng mộ để kẻ gian khó có thể tìm và mở cửa khu mộ.
Ban đầu, lăng mộ được thiết kế dựa vào nguyên tắc "mật thất" để tạo dựng, không thể vào và cũng không thể ra. Theo đó, những người thợ xây phải bố trí tất cả cơ quan từ bên trong trước khi đóng cửa hoàn toàn.
Cơ quan chốt cửa cũng nằm bên trong. Do đó, một khi đã đóng cửa thì bên ngoài không thể vào được nữa. Người thợ cuối cùng phải làm công việc này nên không thể ra ngoài và chết trong khu mộ.
Về sau, những người thợ tìm ra cách chốt cửa từ bên trong thông qua lực chặn của khối đá. Cách làm này giúp họ thoát ra bên ngoài an toàn mà vẫn đảm bảo sự kiên cố của lăng mộ.
Cụ thể, những người thợ sử dụng một thanh đá dài rắn chắc gọi là "đá tự động". Họ thiết kế thêm một rãnh nhỏ trên nền đất trước khi đặt thanh đá vào rãnh trên. Họ để thanh đá dựa vào cánh cửa để chuẩn bị bước tiếp theo.
Sau khi đảm bảo toàn nhóm thợ đã ra ngoài, người ta sẽ từ từ đóng cửa lại và làm cho tảng đá chống vào vừa khớp với thanh chốt cánh cửa lớn đóng kín từ bên trong, lợi dụng độ nghiêng và trọng lực tự nhiên để viên đá chặn cánh cửa.
Những người bình thường không hiểu được cơ chế trên thì sẽ rất khó để mở cửa lăng mộ.
Nhờ cách này, thợ xây vừa đảm bảo hoàn thành công việc vừa bảo toàn mạng sống. Dù họ biết cách mở cửa lăng mộ vài bên trong nhưng đều giữ kín bí mật này vì sợ nếu tiết lộ sẽ bị triều đình truy bắt và xử tội nặng.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tâm Anh (TH)