Siêu trăng là hiện tượng trăng tròn khi gần với Trái đất nhất. Tùy thuộc vào thời điểm trăng xuất hiện, siêu trăng sẽ có các tên gọi khác nhau, như siêu trăng sói, siêu trăng xanh, hay thậm chí là siêu trăng xanh máu năm 2018.
Nếu như trăng sói ám chỉ trăng tròn đầu tiên của tháng 1, thời điểm sói thường tru lên trong đêm, thì trăng giun xảy ra đúng thời điểm nền đất bắt đầu mềm để giun phát triển dễ dàng hơn.
Hiện tượng này còn có một số tên gọi khác như trăng quạ (crow moon), trăng đường (sugar moon), trăng mùa chay (lenten moon), trăng dâu (strawberry moon)... nhưng tên gọi trăng giun phổ biến hơn cả.
Tối 28/3 và rạng sáng 29/3 vừa qua, hiện tượng siêu trăng giun diễn ra trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo giới quan sát, siêu trăng giun đạt cực đại lúc 1h48 ngày 29/3 (giờ Việt Nam). Trong ảnh là hiện tượng siêu trăng được chụp lại ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Cảnh siêu trăng được ghi lại phía sau nhà thờ St. Andrew's ở hạt Cambridgeshire, Anh vào rạng sáng 28/3.
Siêu trăng giun tỏa sáng trên bầu trời Bangkok, Thái Lan.
Người dân tại thành phố Weymouth nước Anh lại chỉ có thể nhìn thấy siêu trăng mờ mờ, bởi mây đã che hết tầm nhìn.
Trong năm 2021, người yêu thiên văn có thể được chứng kiến 4 siêu trăng. Trăng giun ngày 28/3 không phải siêu trăng lớn nhất trong số 4 siêu trăng của năm nay. Siêu trăng hồng diễn ra vào ngày 26/4 được đánh giá lớn nhất.
Hình ảnh siêu trăng sáng rực bên cạnh tượng Nữ thần Tự Do ở New York.
Mời các bạn xem video: Những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ.
Thùy Dung