Mãn nhãn với biên đội bốn chiếc tiêm kích - bom Su-22 Việt Nam

Rất hiếm khi chúng ta được chứng kiến biên đội bốn tiêm kích - bom Su-22 trong cùng một khuôn hình vì thông thường, một biên đội chiến đấu cơ của Không quân Việt Nam thường chỉ xuất kích theo cặp.

Dàn tiêm kích - bom Su-22 của Không quân Việt Nam với bốn chiếc cùng xuất kích và bay theo đội hình vừa được đăng tải trên sóng truyền hình Quốc Phòng Việt Nam cách đây ít ngày.

Dàn tiêm kích - bom Su-22 của Không quân Việt Nam với bốn chiếc cùng xuất kích và bay theo đội hình vừa được đăng tải trên sóng truyền hình Quốc Phòng Việt Nam cách đây ít ngày.

Đây là lần hiếm hoi chúng ta được chứng kiến cảnh tượng bốn chiến đấu cơ của binh chủng Không quân Việt Nam cùng tung cánh trong một khuôn hình.

Đây là lần hiếm hoi chúng ta được chứng kiến cảnh tượng bốn chiến đấu cơ của binh chủng Không quân Việt Nam cùng tung cánh trong một khuôn hình.

Thông thường, một biên đội chiến đấu của Không quân Việt Nam sẽ chỉ bay theo cặp với hai chiếc.

Thông thường, một biên đội chiến đấu của Không quân Việt Nam sẽ chỉ bay theo cặp với hai chiếc.

Trong một phi vụ cụ thể, có thể có nhiều biên đội cùng tham gia nhưng sẽ rất hiếm khi nhiều hơn hai chiếc chiến đấu cơ xuất hiện cùng lúc, do hướng tiếp cận mục tiêu của các biên đội là khác nhau.

Trong một phi vụ cụ thể, có thể có nhiều biên đội cùng tham gia nhưng sẽ rất hiếm khi nhiều hơn hai chiếc chiến đấu cơ xuất hiện cùng lúc, do hướng tiếp cận mục tiêu của các biên đội là khác nhau.

Trong biên chế của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện tại, ngoài các chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 hiện đại, còn có các tiêm kích - bom Su-22.

Trong biên chế của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện tại, ngoài các chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 hiện đại, còn có các tiêm kích - bom Su-22.

Đây cũng là loại chiến đấu cơ duy nhất của Việt Nam sở hữu kiểu thiết kế cánh cụp - cánh xòe cực kỳ độc đáo.

Đây cũng là loại chiến đấu cơ duy nhất của Việt Nam sở hữu kiểu thiết kế cánh cụp - cánh xòe cực kỳ độc đáo.

Su-22 cũng là loại chiến đấu cơ hiếm hoi vẫn còn giữ kiểu thiết kế cánh cụp cánh xòe rất táo bạo nhưng lại đầy uy lực này.

Su-22 cũng là loại chiến đấu cơ hiếm hoi vẫn còn giữ kiểu thiết kế cánh cụp cánh xòe rất táo bạo nhưng lại đầy uy lực này.

Tuy nhiên, thiết kế này cũng có nhiều nhược điểm ví dụ như không phù hợp cho thực hiện động tác bay khó với gia tốc trọng trường quá lớn.

Tuy nhiên, thiết kế này cũng có nhiều nhược điểm ví dụ như không phù hợp cho thực hiện động tác bay khó với gia tốc trọng trường quá lớn.

Đây cũng là loại tiêm kích - bom hiếm hoi trên thế giới ngày nay, đơn giản là do phương Tây và Mỹ không sở hữu bất cứ loại máy bay nào được xếp vào hàng "tiêm kích - bom".

Đây cũng là loại tiêm kích - bom hiếm hoi trên thế giới ngày nay, đơn giản là do phương Tây và Mỹ không sở hữu bất cứ loại máy bay nào được xếp vào hàng "tiêm kích - bom".

Uy lực của những chiếc chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe này đó là chúng có thể mang được tên lửa hành trình không đối đất Kh-29. Đây là loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, có thể nhấn chìm tàu chiến 10.000 tấn.

Uy lực của những chiếc chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe này đó là chúng có thể mang được tên lửa hành trình không đối đất Kh-29. Đây là loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, có thể nhấn chìm tàu chiến 10.000 tấn.

Tốc độ tối đa của loại chiến đấu cơ này lên tới 1800 km/h khi bay ở độ cao lớn, hoạt động được trong bán kính 1150 km khi không mang theo thùng dầu phụ, tối đa 2300 km khi mang theo thùng dầu phụ.

Tốc độ tối đa của loại chiến đấu cơ này lên tới 1800 km/h khi bay ở độ cao lớn, hoạt động được trong bán kính 1150 km khi không mang theo thùng dầu phụ, tối đa 2300 km khi mang theo thùng dầu phụ.

Trong quá khứ, Liên Xô từng sở hữu tới 2800 chiếc tiêm kích - bom loại này trong biên chế. Con số này đủ cho thấy mức độ nguy hiểm và "thực dụng" mà loại vũ khí này mang lại cho Moscow.

Trong quá khứ, Liên Xô từng sở hữu tới 2800 chiếc tiêm kích - bom loại này trong biên chế. Con số này đủ cho thấy mức độ nguy hiểm và "thực dụng" mà loại vũ khí này mang lại cho Moscow.

Khi Liên Xô tham chiến ở Afghanistan, ước tính cũng đã có khoảng 180 chiếc tiêm kích - bom Su-22 tham gia đảm nhận nhiệm vụ yểm trợ đường không.

Khi Liên Xô tham chiến ở Afghanistan, ước tính cũng đã có khoảng 180 chiếc tiêm kích - bom Su-22 tham gia đảm nhận nhiệm vụ yểm trợ đường không.

Loại máy bay này sở hữu 12 giá treo vũ khí dưới cánh và bụng, tuy nhiên chỉ mang theo được tối đa 4 tấn vũ khí. Ngoài ra, máy bay chiến đấu Su-22 cũng có trang bị hai khẩu pháo tự động với cơ số đạn 160 viên tổng cộng.

Loại máy bay này sở hữu 12 giá treo vũ khí dưới cánh và bụng, tuy nhiên chỉ mang theo được tối đa 4 tấn vũ khí. Ngoài ra, máy bay chiến đấu Su-22 cũng có trang bị hai khẩu pháo tự động với cơ số đạn 160 viên tổng cộng.

Loại pháo tự động sử dụng trên chiếc máy bay này có cỡ nòng 30mm - đủ để đục thủng các loại thiết giáp nhẹ của đối phương.

Loại pháo tự động sử dụng trên chiếc máy bay này có cỡ nòng 30mm - đủ để đục thủng các loại thiết giáp nhẹ của đối phương.

Về cơ bản, thiết kế cánh cụp cánh xòe cho phép Su-22 bay nhanh khi bay cao và bay được đủ chậm khi bay thấp để tăng độ chính xác cho những pha tấn công mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: TH.

Về cơ bản, thiết kế cánh cụp cánh xòe cho phép Su-22 bay nhanh khi bay cao và bay được đủ chậm khi bay thấp để tăng độ chính xác cho những pha tấn công mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: TH.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/man-nhan-voi-bien-doi-bon-chiec-tiem-kich-bom-su-22-viet-nam-1496026.html