Theo truyền thông Mỹ, Pháp và UAE đã ký hợp đồng trị giá hơn 19 tỷ USD (17 tỷ euro) để bán 80 máy bay chiến đấu Rafale và 12 trực thăng vận tải cho UAE. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Pali gọi thỏa thuận này là “lịch sử”, đồng thời tuyên bố rằng, nó sẽ “trực tiếp đóng góp vào sự ổn định của khu vực”.
Giá trị hợp đồng với UAE, đã vượt quá hợp đồng xuất khẩu lớn nhất Rafale trước đó của hơn hai lần; đây là một lợi ích lớn cho Bộ Quốc phòng Pháp và có thể giải quyết vấn đề Pháp gặp khó khăn, trong việc duy trì dây chuyền sản xuất Rafale, do không đủ đơn đặt hàng.
Công ty sản xuất máy bay Rafale là Dassault Aviation, đã rất cố gắng để giành được xuất khẩu ra nước ngoài, khi loại máy bay này mới bắt đầu hoạt động; nhưng việc xuất khẩu Rafale trước đó không hề suôn sẻ.
Đầu tiên là vào đầu thập niên 2000, Rafale đã thua F-16E / F của Mỹ trong cuộc đấu thầu mau máy bay chiến đấu của chính UAE; Rafale cũng thua F-16, Su-30, F-35 và F-15 trong các cuộc đấu thầu ở Maroc, Algeria, Bỉ, Thụy Sĩ, Hàn Quốc và Singapore.
Lô máy bay chiến đấu Rafale F4 mới nhất mà UAE mua lần này, có thể thay thế cho chiếc Mirage 2000 đang ngày càng lạc hậu của nước này. Đồng thời, UAE cũng có kế hoạch mua máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ, và dự kiến sử dụng nó để thay thế hoàn toàn F-16E / F.
Trước khi đạt được thỏa thuận với Pháp, người ta cho rằng UAE sẽ không mua máy bay chiến đấu thế hệ 4 nữa, và cho rằng UAE sẽ mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ, hoặc hợp tác với Nga để phát triển máy bay chiến đấu tàng hình mới.
Có thông tin cho rằng, UAE và Nga đã hợp tác cùng nhau phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ 5 kể từ năm 2017. Tiêm kích Su-75 Checkmate được coi là thành quả hợp tác giữa hai bên và theo dự kiến, Không quân UAE sẽ được trang bị Su-75 với số lượng lớn.
UAE từ lâu đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến máy bay chiến đấu của Nga. Vào những năm 1990, nước này gần như đã đặt mua Su-27M, nhưng sức ép từ Pháp và các nước phương Tây đã làm gián đoạn việc mua máy bay chiến đấu của Nga.
Bất đắc dĩ UAE đã phải chuyển sang mua máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Pháp, với trọng lượng nhẹ hơn và hiệu suất kém hơn; và giờ đây, Rafale F4 sẽ thay thế chúng. Tuy nhiên, sau khi Không quân UAE mua Rafale, sẽ khó có chỗ cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga.
Điều đáng ngạc nhiên là chiếc Rafale mà UAE mua lại là một máy bay chiến đấu lạc hậu hơn so với Su-75 và F-35. Trong hầu hết các thông số về tính năng, đều thua kém F-35; thậm chí máy bay này còn thua F-16 trong nhiều cuộc đấu thầu quốc tế.
Điều này cũng dẫn đến đồn đoán rộng rãi rằng, hợp đồng mua sắm của UAE có thể là một phần trong kế hoạch của phương Tây, nhằm phá các hoạt động xuất khẩu vũ khí và thiết bị của Nga.
Bằng cách gây áp lực khác nhau lên các khách hàng tiềm năng ở nước ngoài, các quốc gia này sẽ chuyển từ mua vũ khí Nga sang mua vũ khí của phương Tây, do đó ngăn cản việc xuất khẩu máy bay chiến đấu của Nga.
Điều này cũng có thể khiến dự án tiêm kích Su-75 bị chấm dứt hoàn toàn hoặc bị trì hoãn giống như chiến đấu cơ Su-27M, từng không xuất khẩu được vào những năm 1990.
Dựa trên kinh nghiệm vài thập kỷ qua, UAE có khả năng buộc phải rút khỏi chương trình Su-75 Checkmate và phải mua Rafale vừa kém tính năng, vừa có giá đắt. Đây cũng là biện pháp gây thêm áp lực lên Nga vào thời điểm căng thẳng giữa Nga và phương Tây ngày càng gia tăng.
Một số nhà phân tích suy đoán rằng, chính Mỹ đã gây áp lực lên UAE, buộc người đứng đầu UAE rút khỏi dự án hợp tác với Nga về nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu Su-75, thay vào đó mua Rafale của Pháp.
Điều này có thể “xoa dịu cơn đau” của Pháp, quốc gia đã mất đơn hàng tàu ngầm lớn của Australia, do thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Anh-Australia vừa qua; đồng thời còn khiến Nga mất nguồn thu xuất khẩu vũ khí rất cần thiết.
Với việc mất thị trường UAE, chương trình máy bay chiến đấu Su-75 sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong tương lai và có thể tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp hàng không quân sự Nga; nhất là khi hiện nay, Mỹ đang bao vây các khách hàng của Nga.
Đồng thời, chương trình Rafale của Pháp cũng được “giải cứu”, khi nhận hợp đồng xuất khẩu lớn nhất kể từ khi chiến đấu cơ Rafale chính thức đi vào hoạt động năm 2004, dưới dự “hậu thuẫn” của Mỹ. Nguồn ảnh: Foxt.
Tiến Minh