Màn thè lưỡi 'bắt phát dính ngay' bá đạo của tắc kè

Khi nhắm trúng con mồi, tắc kè phóng lưỡi xuất chiêu 'bắt phát dính ngay' khiến con mồi chết bất đắc kỳ tử.

Với mong mỏi chụp được những hình ảnh thú vị khi tắc kè phóng lưỡi bắt mồi từ lâu, nhiếp ảnh gia người Đức, Sönke Peters ôm nhiều hi vọng khi quyết định thực hiện một chuyến du lịch khám phá vùng sa mạc Namib, Namibia. (Nguồn Sina)

Theo Sönke Peters, anh đã muốn chụp lại những hình ảnh về loài tắc kè hoang dã khi chúng săn mồi trong thiên nhiên từ lâu nhưng ở Đức, những con tắc kè chỉ tồn tại trong vườn thú. (Nguồn Sina)

Lần này đến Namibia, cuối cùng nhiếp ảnh gia Sönke Peters đã thỏa nguyện vọng của mình khi ghi lại được những hình ảnh tắc kè phóng lưỡi bắt mồi nhanh như chớp. (Nguồn Sina)

Con mồi mà tắc kè Namibia bắt được là một con sâu bột hay còn gọi là Tenebrio molitor là một loài bọ cánh cứng của họ Tenebrionidae. Toàn bộ săn mồi của con tắc kè diễn ra trong chốc lát nhưng do chuẩn bị tốt, nhiếp ảnh gia Sönke Peters vẫn ghi lại được những khoảnh khắc quan trong nhất. (Nguồn Sina)

Sau khi chụp lại được những hình ảnh quý giá, Sönke Peters không ngừng xem đi xem lại và hi vọng mình có dịp quay trở lại châu Phi trong thời gian sớm nhất có thể để hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên hoang dã nơi đây. (Nguồn Sina)

Không chỉ có nhiếp ảnh gia Sönke Peters có mong muốn chụp lại được những khoảnh khắc kỳ thú của loài tắc kè hoa Chamaeleo namaquensis mà còn có rất nhiều nhiếp ảnh gia động vật hoang dã khác cũng mong có cơ hội đó. (Nguồn Sina)

So với các loài tắc kè khác, tắc kè hoa Chamaeleo namaquensis khá đặc biệt, chúng là một trong những loài tắc kè hoa lớn nhất ở miền nam châu Phi, đạt chiều dài tới 25cm. (Nguồn Sina)

Đuôi của chúng ngắn hơn so với cơ thể và so với các loài tắc kè hoa sinh sống trên cây khác. Đây là một sự thích nghi với môi trường sống chủ yếu trên mặt đất. (Nguồn Sina)

Thiệt thòi của loài này là do đuôi ngắn, thẳng, chúng không có khả năng đu bám, tuy vậy tắc kè hoa Chamaeleo namaquensis vẫn săn mồi theo cùng một cách như các loài tắc kè hoa khác, chúng rình con mồi một cách chậm rãi và bắt con mồi bằng chiếc lưỡi dài cực dính của chúng. (Nguồn Sina)

Chamaeleo namaquensis ăn côn trùng (đặc biệt là bọ cánh cứng và dế), thằn lằn... và thậm chí cả bò cạp, rắn nhỏ. Chúng thường đi săn trong cả các đụn cát và vùng nhiều đá. (Nguồn Sina)

Chamaeleo namaquensis cũng được ghi nhận là có hành vi ăn thịt đồng loại, đáng sợ hơn, chúng sẵn sàng ăn thịt các con non của đồng loại khi phát hiện các con non không có bảo vệ. (Nguồn Sina)

Đinh Ngân (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/man-the-luoi-bat-phat-dinh-ngay-ba-dao-cua-tac-ke-772455.html