Mạng internet hé lộ quy mô toàn cầu của đại dịch COVID-19
Khi việc quét mạng ở Malaysia đã chậm hơn vào ngày 12/3/2020 đến 13 lần, còn chậm hơn cả khi Italy phong tỏa toàn quốc, đã cho thấy có gì đó không ổn với mạng internet của Malaysia. Quan sát kỹ dữ liệu, một chuyên gia phân tích về chất lượng kết nối mạng thêm ngờ vực rằng đất nước này có thể đang ở giữa một cuộc khủng hoảng coronavirus.
Quan sát mạng đoán dịch bệnh
Ông Simon Angus là một học giả tại Đại học Monash và cũng là đồng sáng lập của Kaspr Datahaus (một công ty có trụ sở chính ở Melbourne, Australia), chuyên phân tích về chất lượng kết nối mạng toàn cầu, nhằm có những hiểu biết rõ hơn về kinh tế và xã hội. Kaspr Datahaus đang giám sát hàng triệu thiết bị kết nối mạng nhằm đánh giá tốc độ mạng trên khắp thế giới. Đối với Kaspr thì sự suy giảm đột ngột về tốc độ mạng của một quốc gia cũng đồng nghĩa rằng có một thứ gì đó gây căng thẳng ở nơi đó. Trong những tuần gần đây, giả thuyết của công ty Kaspr là sự chậm kết nối mạng liên quan đến đại dịch COVID-19 - khi người dân được làm việc tại nhà, hay bị cách ly.
Ông Simon Angus nhấn mạnh: “Đối với những người đang bị rơi vào tâm trạng hoảng loạn hay tự cách ly, thì mạng internet trở thành một phần nền tảng quan trọng của nguồn thông tin, cũng như tiêu dùng giải trí”.
Việc người dân ngốn quá nhiều điện năng khi truy cập mạng đồng thời sẽ gây áp lực lên mạng quốc gia. Việc quét mạng của ông Simon Angus đã phát hiện ra mạng ở Malaysia đã chậm hơn 5% vào ngày 12/3/2020. Lúc này, Malaysia tuyên bố công khai chỉ có 129 trường hợp dương tính với corona virus. Tuy nhiên, đáng báo động là cách hành động thiếu thận trọng của chính phủ nước này trước đại dịch toàn cầu.
Cuối tháng 2/2020, chính quyền Malaysia đã cho phép một cuộc tập trung tôn giáo đông người tham dự ở thủ đô Kuala Lumpur. Và khi các trường hợp dương tính với COVID-19 bắt đầu lan ra từ đám đông này, thì Chính phủ Malaysia mới tìm ra tất cả những người từng tụ tập. Nhưng số lượng luôn tăng lên: Lúc đầu chỉ là 5000 người tham dự, nhưng sau nâng lên 10.000, rồi đến 14.500 người. Trước sự lộn xộn đó nhiều người Malaysia đã quyết định tự cách ly để bảo vệ mình.
Ông Simon Angus giải thích: “Khi Malaysia phát hiện ra tình huống xấu đi, họ tự thay đổi hành vi, đó là tín hiệu mà chúng tôi thu thập được”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Malaysia đã thi hành lệnh phong tỏa ngày 16/3/2020, khi số người dương tính với COVID-19 lên tới 553 trường hợp. Số người dương tính với COVID -19 lên tới 900 trường hợp vào những ngày sau đó. Dự báo về vấn đề dịch COVID -19 ở Malaysia của ông Angus đã đúng.
Qua mạng phân tích dịch COVID-19 để hiểu tình hình kinh tế
Khi khủng hoảng coronavirus trên khắp thế giới, ông Jens Nordvig, CEO của công ty phân tích dữ liệu Exante Data (trụ sở chính ở New York), chuyên giám sát dịch bệnh COVID-19, theo dõi cách phản ứng của Trung Quốc và tiến hành thu thập dữ liệu GPS từ mạng xã hội Baidu của Trung Quốc, phát biểu: “Những gì chúng tôi thực sự quan tâm là các hành động của con người. Đó cũng là lý do mà hiện nay nhiều quy định tài chính, các nhà đầu tư, các công ty và những công ty bảo hiểm đang chuyển hướng sang dùng dịch vụ của Kaspr hay Exante, chuyên phân tích các nguồn dữ liệu thay thế để đạt được sự hiểu biết sắc nét nhất từ sự đối phó của các quốc gia với dịch bệnh. Việc đó cũng có thể áp dụng đối với các xu hướng xã hội, thường liên quan đến vấn đề kinh tế.
Ông Simon Angus nói rằng việc giám sát mạng Trung Quốc xuyên suốt đợt dịch bệnh sẽ cho biết các nhà máy công nghiệp tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất và những hậu quả còn lại sau khi dịch bệnh qua đi. Từ đó sẽ có bài toán kinh tế cho các khu vực này.
Ông Samir Madani, sáng lập viên của TankerTrackers, một công ty chuyên tận dụng thông tin, cho biết: Khi dịch COVID-19 bùng nổ, việc kết hợp dữ liệu từ các bộ tiếp sóng với hình ảnh vệ tinh nhằm đạt được sự hiểu biết và dự đoán về các ngành công nghiệp cũng như theo dõi dữ liệu giao thông đường bộ để hiểu chúng ảnh hưởng ra sao tới các hoạt động phong tỏa và hạn chế đi lại.
Bên cạnh đó, dữ liệu ô nhiễm môi trường cũng là một nguồn thông tin rất có giá trị. Trong vài tuần qua, người dùng mạng Twitter đã chia sẻ các hình ảnh vệ tinh của nhiều quốc gia, từ đó cho thấy rằng các mức độ ô nhiễm của thế giới công nghiệp hóa và cũng là hậu quả của các hoạt động phong tỏa chống coronavirus.
Văn Chương
((Theo wired, 20/3/2020))