Mang thanh kiếm đi kiểm định, được vận động giao nộp cho nhà nước, người nông dân làm một điều khiến cộng đồng phẫn nộ!

Nhìn thấy 4 chữ khắc trên lưỡi kiếm, các chuyên gia đã vô cùng sững sỡ. Thì ra thanh kiếm rỉ sét này từng là bảo vật mà Hoàng đế Phổ Nghi ban thưởng.

Năm 1988, một người nông dân ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã đem thanh kiếm gia truyền đi đến bảo tàng để thẩm định. Thanh kiếm này là do cha ông để lại, nguồn gốc của nó không hề đơn giản.

Người nông dân cho biết cha ông vốn là một thị vệ trong cung, phục vụ dưới thời trị vì của Hoàng đế Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của Thanh triều. Khi này Phổ Nghi đã lên ngôi nhưng còn rất nhỏ, chưa hiểu chuyện nên ngày ngày chỉ chơi cùng thái giám và thị vệ.

Hoàng đế Phổ Nghi lên ngôi khi mới 3 tuổi, ông đã ban thưởng thanh kiếm cho một người thị vệ từng cứu mạng mình. Ảnh: Sohu

Hoàng đế Phổ Nghi lên ngôi khi mới 3 tuổi, ông đã ban thưởng thanh kiếm cho một người thị vệ từng cứu mạng mình. Ảnh: Sohu

Có một lần hoàng đế chơi cùng một con dê lớn và vô tình chọc giận nó, ngay lúc ấy, một người thị vệ họ Trần đã lao vào che chắn cho vua không bị thương, mặc cho bản thân xây xát không ít. Người thị vệ họ Trần năm ấy cứu sống Phổ Nghi chính là cha của người nông dân kia, ông đã được hoàng đế ban thưởng một thanh kiếm báu khi nghỉ hưu.

Các chuyên gia nghe câu chuyện thì "bán tín bán nghi", họ quan sát kỹ thanh kiếm rỉ sét gì phát hiện một điểm đặc biệt. Trên lưỡi kiếm này có khắc 4 chữ "Tuyên Thống ngự tứ" tức món quà mà Hoàng đế Tuyên Thống (niên hiệu của Phổ Nghi) ban tặng.

Chữ khắc này thuộc thể Sấu Kim, thể chữ mảnh, khó viết, thường xuất hiện trong các bút tích hoàng gia. Kiểm tra kỹ còn phát hiện bao kiếm được làm bằng ngà voi quý, cán đúc bằng vàng, không còn nghi ngờ gì, chắc chắn đây là thanh kiếm thưởng của Hoàng đế Phổ Nghi!

Các chuyên gia tại bảo tàng vô cùng háo hức, nói với ông lão đây là cổ vật mang nhiều giá trị nghiên cứu nên vận động ông giao nộp cho nhà nước để thanh kiếm được phát huy giá trị.

Bảo vật mất mát

Người nông dân nghe đến hai từ "giao nộp" thì nhất quyết từ chối. Ông nói mấy năm nay ở quê nhà thiên tai, gia đình ông rất khó khăn, nếu là trước đây thì sẽ giữ thanh kiếm trong nhà nhưng giờ cần tiền nên phải bán đi.

Các nhân viên bảo tàng nghe vậy nhanh chóng đi báo cho Cục Di tích Văn hóa, chuyên gia từ Bảo tàng Cố Cung - một trong những bảo tàng lớn nhất Trung Quốc, đã đích thân tìm đến người nông dân, nói với ông rằng họ sẽ thương thảo một số tiền để đưa thanh kiếm của Phổ Nghi về trưng bày và nghiên cứu.

Mức giá mà bảo tàng đưa ra đã lên tới 5 triệu NDT (tương đương gần 18 tỷ đồng), một số tiền khổng lồ với các di tích văn hóa được thu mua.

Thanh kiếm báu đã bị bán cho một nhà sưu tập tư nhân khiến các chuyên gia vô cùng phẫn nộ. Ảnh minh họa: Sohu

Thanh kiếm báu đã bị bán cho một nhà sưu tập tư nhân khiến các chuyên gia vô cùng phẫn nộ. Ảnh minh họa: Sohu

Người nông dân nghĩ ngợi một thời gian nhưng vẫn quyết từ chối. Ông nói mình không chỉ muốn có tiền tiết kiệm mà còn muốn sống dư dả cho tương lai nên sẽ đem thanh kiếm đi đấu giá để bán được giá cao hơn.

Hành động của người nông dân này đã khiến các chuyên gia trong ngành vô cùng bất bình, nhiều người dân phẫn nộ.

Rốt cuộc thì một di tích văn hóa quan trọng như vậy lại bị bán đi vì tiền. Nếu bảo vật không may rơi vào tay một nhà sưu tập không chuyên nghiệp còn có thể bị hỏng hóc, làm mất đi giá trị của thanh kiếm báu.

Các di tích văn hóa vốn rất mỏng manh, bảo quản một thanh kiếm hay bức tranh cổ đều phải chú ý tới độ ẩm, nhiệt độ, bụi bẩn trong không khí... Một sai lầm rất nhỏ trong quá trình bảo quản cũng gây ra mất mát lớn. Vì vậy việc gửi di vật vào bảo tàng là cách để những câu chuyện lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc được sống mãi.

Vậy nếu là chủ nhân một món bảo vật gia truyền, liệu bạn có đồng ý giao nó cho bảo tàng?

Theo Tammy/Pháp luật & Bạn đọc

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/mang-thanh-kiem-di-kiem-dinh-duoc-van-dong-giao-nop-cho-nha-nuoc-nguoi-nong-dan-lam-mot-dieu-khien-cong-dong-phan-no/20210614030111371