Mạnh dạn hội nhập để thay đổi cuộc đời
Mạnh dạn thay đổi tư duy, không quanh quẩn ở buôn, quyết đi học thêm ngoại ngữ và đăng ký đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài làm việc, nhiều người dân trong các buôn làng ở Đắk Lắk đã tạo dựng được cơ ngơi tiền tỉ.
Chớp cơ hội
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk, thời gian nhàn rỗi và số lao động dôi dư ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa của Đắk Lắk còn rất nhiều. Vậy nên chúng tôi xem công tác xuất khẩu lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giúp đời sống bà con ngày càng được cải thiện hơn.
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh Đắk Lắk, Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk đã hướng dẫn cụ thể, chi tiết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề cũ), các doanh nghiệp đến tận các buôn sâu phổ biến các chính sách của Nhà nước dành cho người lao động có nhu cầu đi nước ngoài. Đặc biệt là người nghèo, lao động xuất ngũ, người dân tộc thiểu số…
Các doanh nghiệp đến thôn buôn tuyển người được cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ, tránh mọi rủi do cho người lao động. Bên cạnh đó, Trung tâm dịch vụ việc làm Đắk Lắk phối hợp chặt chẽ với các xã vùng sâu để động viên, khuyến khích, hướng dẫn người dân đăng ký đi xuất khẩu lao động. Công tác nắm bắt thông tin thị trường lao động nước ngoài cũng được cập nhập thường xuyên. Hàng ngàn lao động đã được xuất khẩu đi Đà Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ả rập Xê út…
Để tạo mọi điều kiện cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, UBND tỉnh Đắk Lắk còn ban hành nhiều văn bản yêu cầu Ngân hàng chính sách xã hội-Chi nhánh Đắk Lắk phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động vùng sâu được vay vốn. Khi người lao động có nhu cầu, ngân hàng phải hướng dẫn cặn kẽ thủ tục, hồ sơ, hạn mức vay đồng thời phải hỗ trợ mức lãi xuất ưu đãi nhất cho người lao động đi xuất ngoại.
Mở mang kiến thức và làm giàu
Với những thuận lợi được các cơ quan chức năng tạo ra, nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, người vùng nông thôn ở Đắk Lắk đã mạnh dạn vay vốn để ra nước ngoài làm việc. Được người thân động viên, ông Y Minh ở Buôn Ea Mar (xã Krông Na, Huyện Buôn Đôn) đã học tiếng Hàn Quốc 5 tháng sau đó được đưa sang nước ngoài làm việc. Sau 3 năm đi xuất khẩu lao động, ông Minh đã xóa được căn nhà tạm, triển khai thành công mô hình V-A-C thu lời trung bình mỗi năm trên 150 triệu đồng.
Trước đây chỉ chăn nuôi heo theo kiểu thả rông, không hiệu quả. Khi thấy có thông tin tuyển người lao động sang nước ngoài làm trang trại chăn nuôi, ông Lê Tùngxã Krông Na, Buôn Đôn đăng ký đi học tiếng Ả rập Xê út và đi xuất khẩu. Sau khi làm việc 3 năm ở Ả rập Xê Út về, có vốn lại học thêm được nhiều kỹ thuật, ông Tùng đã triển khai làm trang trại nuôi heo thương phẩm. Nhiều người dân ở Buôn Đôn thấy việc mạnh dạn quyết trí đi làm ăn xa của ông Tùng có hiệu quả nên đã dần chuyển biến ý thức, đăng ký đi xuất ngoại.
Chị Ngô Thị Phượng ở xã Cư Dliê Mnông, huyện Cư Mư’Gar trước đây quanh quẩn với vài sào rẫy cũng chỉ đủ chật vật trang trải cuộc sống nên quyết tâm đi học tiếng và đăng ký sang Đài Loan làm việc. Trung bình mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng. Về nước, có vốn, chị Phượng trả hết nợ và có tiền nuôi các con ăn học.
Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/manh-dan-hoi-nhap-de-thay-doi-cuoc-doi-n177179.html