Margin tại 10 CTCK lớn nhất biến động ra sao trong quý III?
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động trong quý III, tăng trưởng cho vay ký quỹ thấp hơn so với quý II. Trong đó, 10 công ty lớn nhất đang có dư nợ gần 97.000 tỷ đồng tính đến cuối quý.
Theo quan sát, hầu hết công ty chứng khoán lớn đều có sự tăng trưởng dư nợ ký quỹ trong quý vừa qua, đặc biệt là nhóm trong nước.
Tổng hợp đến cuối tháng 9, thị trường có 30 công ty chứng khoán có dư nợ cho vay đạt trên 1.000 tỷ đồng với tổng dư nợ là 151.783 tỷ đồng. Trong đó, có 6 đơn vị ghi nhận giá margin hơn 10.000 tỷ đồng.
Ba tổ chức nâng quy mô cho vay trở lại mức trên 10.000 tỷ đồng sau ba quý báo cáo thấp hơn mức này là TCB, HSC và VNDirect. VPS đã gia nhập nhóm này trong quý II.
Thống kê cho thấy, tổng dư nợ margin của 10 CTCK lớn nhất đạt 96.684 tỷ đồng tại ngày 30/9, tăng trưởng 10.947 tỷ đồng so với cuối tháng 6. Mức tăng này thấp hơn so với tăng trưởng dư nợ 14.951 tỷ đồng ghi nhận trong quý II. Đây là tín hiệu cho thấy nhu cầu margin chững lại trong quý chứng khoán Việt Nam giao dịch khởi sắc.
Trong quý III, VN-Index giao dịch quanh mốc 1.200 tỷ đồng và thanh khoản bình quân phiên thường xuyên đạt trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, hầu hết các cổ phiếu đều tăng giá mạnh, gấp nhiều lần chỉ sau thời gian ngắn khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với margin. Bên cạnh đó, nhịp điều chỉnh mạnh ngay trước thời điểm các công ty chốt dữ liệu báo cáo tài chính vào cuối tháng 9 khiến dư nợ tại thu hẹp mức tăng.
So với đỉnh điểm cuối năm 2021 và đầu năm 2022, giá trị cho vay margin tại 10 công ty cho vay lớn nhất cuối tháng 9 thấp hơn gần 22.000 tỷ đồng. 9/10 công ty chứng khoán trong Top10 margin ghi nhận sự tăng trưởng trong quý vừa qua song 8/10 đơn vị có dư nợ thấp hơn mức đỉnh ghi nhận cách đây 2 năm. Hai trường hợp lập đỉnh margin mới là VPS và VCBS.
Đơn vị có thị phần lớn nhất thị trường là VPS có mức đỉnh margin 10.309 tỷ đồng cuối tháng 9. Tuy vậy, dữ liệu thống kê cho thấy mức tăng trưởng 89 tỷ đồng của VPS quý vừa qua lại thấp nhất trong số các tổ chức có sự tăng trưởng.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh về thị phần, TCBS đẩy mạnh cho vay margin thêm 2.688 tỷ đồng trong quý III, nâng tổng dư nợ lên 12.497 tỷ đồng. Quy mô này đưa TCBS tăng thêm một bậc từ vị trí thứ 4 trong quý II trên bảng xếp hạng 10 công ty cho vay nhiều nhất. Đỉnh điểm quý đầu năm 2022, margin của TCBS đạt hơn 16.000 tỷ đồng.
Theo sau đó, Chứng khoán HSC (mã: HCM) báo cáo tăng trưởng 2.456 tỷ đồng margin, ghi nhận 11.331 tỷ đồng cuối quý.
Ba tổ chức khác trong Top10 có margin tăng trưởng trên 1.000 tỷ đồng là SSI, VNDirect và MBS. Với giá trị tăng trưởng margin 1.609 tỷ đồng, Chứng khoán (Mã: SSI) trở lại ngôi vương khi dư nợ đạt 14.713 tỷ đồng. Quy mô này cao hơn Mirae Asset (Việt Nam) (14.017 tỷ đồng).
Theo dõi cho thấy, ba quý trước đó SSI đứng ở vị trí thứ hai xếp sau Mirae Asset (Việt Nam). Song, dư nợ hiện tại vẫn còn cách xa thời điểm cuối năm 2021 khi dư nợ của SSI tiến lên gần 23.000 tỷ đồng.
Trái với động thái của nhóm nội, công ty chứng khoán Hàn Quốc chỉ tăng trưởng nhẹ margin, thậm chí giảm quy mô margin. Chứng khoán KIS Việt Nam là tổ chức duy nhất trong Top10 báo cáo giảm margin 37 tỷ đồng trong quý III, xuống còn 6.166 tỷ đồng.
Cùng với KIS, KB Việt Nam cũng thu hep quy mô cho vay trong quý từ 5.024 tỷ đồng xuống còn 4.751 tỷ đồng. Hệ quả là VCBS đã vượt KBSV, lọt Top10 về cho vay margin. Cuối tháng 9, dư nợ ký quỹ của Chứng khoán Vietcombank lập kỷ lục mới 4.898 tỷ đồng, tăng 318 tỷ đồng trong quý III và gần 1.900 so với thời điểm đầu năm.