Mất khứu giác - triệu chứng của COVID kéo dài điều trị thế nào?
Mất khứu giác là một trong những triệu chứng COVID kéo dài phổ biến. GS. Zara Patel đứng đầu đội ngũ nghiên cứu đưa ra hướng dẫn về điều trị mất khứu giác đăng tải trên diễn đàn dị ứng và mũi xoang International Forum of Allergy & Rhinology. Ngoài COVID-19, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra mất khứu giác.
Đã hàng tháng trời kể từ khi khứu giác và vị giác của bạn biến mất sau khi mắc COVID-19. Bạn không còn cảm giác ngon miệng, không cảm nhận được hương vị thơm ngon của đồ ăn. Bạn đã cố gắng lên lịch khám với chuyên gia nhưng không thể. Kể cả có tìm được chuyên gia điều trị căn bệnh của bạn thì cũng phải chờ đợi tới 6 tháng hoặc lâu hơn do tình trạng quá tải bệnh nhân.
"Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, lượng bệnh nhân gọi đến ồ ạt, nhưng chưa tới 10% bệnh nhân muốn đến phòng khám do phải chờ quá lâu.", TS. Justin Turner, khoa Tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ tại Trung tâm Y khoa Đại học Vanderbilt ở Nashville, bang Tennessee, Mỹ cho biết.
Theo bác sĩ phẫu thuật mũi-xoang Zara Patel, không may, nhiều bệnh nhân vẫn chưa thể phục hồi được vị giác và khứu giác vẫn đang tìm kiếm sự giúp đỡ.
"Một trong những vấn đề lớn nhất mà chúng tôi nhận ra kể từ khi bắt đầu đại dịch là hầu như không ai khác ngoài một số bác sĩ chuyên khoa biết bất cứ điều gì về chứng mất khứu giác và cách chẩn đoán hoặc điều trị”, GS. Zara Patel chuyên khoa Tai mũi họng, trưởng khoa phẫu thuật đầu và cổ tại Đại học Y khoa Stanford ở California nói.
Cả hai trung tâm y khoa Vanderbilt và Standford đều đã thành lập phòng khám và nghiên cứu chứng mất mùi. Đây là hai trong số ít những phòng khám ở Mỹ điều trị chứng mất vị giác và khứu giác vốn hiếm gặp trước đại dịch COVID-19 này.
GS. Patel cho biết đã tập hợp hơn 50 chuyên gia để nghiên cứu về lĩnh vực này với tài liệu 600 với kiến thức y học và các biện pháp điều trị mất mùi.
Hướng dẫn (đăng tải trên tạp chí International Forum of Allergy & Rhinology) đưa ra một kế hoạch hành động cho các bác sĩ đa khoa về cách khám, chẩn đoán và điều trị chứng mất mùi - bao gồm cả thời điểm chuyển tuyến đến bác sĩ chuyên khoa.
GS. Zara Patel khuyến khích những người bị mất khứu giác điền vào bản đánh giá lâm sàng và mang đến cho bác sĩ xem xét, đánh giá.
1. Khám và điều trị mất khứu giác
Đánh giá lâm sàng đưa ra trình tự chẩn đoán mất khứu giác (mất mùi) do bất kỳ nguyên nhân nào, không chỉ do COVID-19.
Tiền sử bệnh nhân:
Bác sĩ nên xem xét chi tiết tiền sử bệnh nhân theo hướng dẫn. Bao gồm hỏi bệnh nhân các câu hỏi liên quan tới mất khứu giác: Khởi phát, mức độ nghiêm trọng và tác động đến tâm lý. Có thể xem xét các nguyên nhân khác gây ra mất khứu giác như tiếp xúc với hóa chất độc hại, chấn thương hoặc phẫu thuật đầu hoặc mũi và bức xạ ung thư.
Một số bệnh hoặc nguyên nhân khác cũng có thể gây ra mất khứu giác chẳng hạn như:
Đau đầu
Các vấn đề về xoang mạn tính
Rối loạn tự miễn dịch
Một số loại thuốc và thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất
Cảm lạnh thông thường, cảm cúm và các bệnh do virus khác như COVID-19
Tuổi tác cũng có thể là một yếu tố - tất cả chúng ta đều mất khứu giác một phần vì nhiều dây thần kinh khứu giác không thể tái tạo. Những người bị bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và bệnh đa xơ cứng thường bị mất khứu giác do tác động của bệnh lên não.
Kiểm tra khứu giác
Bác sĩ nên tiến hành xét nghiệm khứu giác cho bệnh nhân, cho bệnh nhân ngửi mùi để xác định. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một số xét nghiệm có thể không đủ nhạy để phát hiện ra các sắc thái tinh tế của việc mất khứu giác, có thể khiến bác sĩ kết luận rằng bệnh nhân không sao.
Một số bệnh nhân sớm trải qua tình trạng mất mùi trong đại dịch. Khoảng 60% người mắc COVID thời kỳ đầu (nhiễm biến thể Alpha và Delta) phàn nàn về việc mất khứu giác và vị giác, bác sĩ Turner nói.
“Khi những bệnh nhân COVID này bắt đầu được kiểm tra một cách khách quan, tỷ lệ mất mùi tăng lên khoảng 80% hoặc thậm chí 90% bệnh nhân trải qua thí nghiệm ngửi mùi”, BS.Turner nói.
Nâng cao thể chất
Nên khám sức khỏe toàn diện, bao gồm nội soi qua đường mũi và kiểm tra các dây thần kinh sọ. Nếu tiền sử bệnh nhân cho thấy bằng chứng rối loạn thần kinh hoặc viêm xoang mạn tính, nên chỉ định xét nghiệm thêm.
Nếu các xét nghiệm dương tính, bệnh nhân nên được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị chứng rối loạn cụ thể đó. Ví dụ, một người bị viêm xoang mạn tính sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa mũi xoang.
2. Phương pháp điều trị tiềm năng
Các hướng dẫn khuyến nghị các phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất mùi.
Rối loạn cơ bản
Nếu mất khứu giác là do bệnh lý có từ trước, chẳng hạn như viêm xoang mạn tính hoặc tình trạng thần kinh, đề nghị chuyển bệnh nhân tới bác sĩ chuyên khoa và đưa ra các lựa chọn điều trị.
Phẫu thuật và chấn thương
Nếu tổn thương do phẫu thuật hộp sọ, nên điều trị bằng axit béo omega-3. Nếu chấn thương như tai nạn xe hơi là nguyên nhân, thì bổ sung kẽm đường uống và vitamin A bôi tại chỗ là lựa chọn.
Nhiễm virus: Nếu việc mất khứu giác là do nhiễm virus như COVID-19 hoặc cảm cúm, thì cách điều trị được khuyến nghị là huấn luyện khứu giác, một quá trình mà bệnh nhân ngửi mùi hương 2 lần/ngày trong ít nhất 6 tháng.
GS. Zara Patel (Đại học Y khoa Stanford), người đứng đầu công trình gồm nhóm 50 nhà nghiên cứu về mất mùi, với Hướng dẫn điều trị đăng tải trên Diễn đàn Dị ứng và Mũi xoang Quốc tế (International Forum of Allergy & Rhinology)
GS Zare Patel cho biết: “Chúng tôi bắt đầu với 4 mùi thuộc các nhóm mùi khác nhau để kích thích các loại tế bào thần kinh thụ cảm khứu giác khác nhau trong mũi của bạn: chanh, hoa hồng, bạch đàn và đinh hương,”
3. Cách kiểm tra giác quan của bạn
Một khuyến nghị khác là sử dụng steroid xịt mũi đựng trong dạng chai bóp tương tự như bình neti pot, GS. Patel khuyên, bởi thuốc xịt mũi chứa steroid không đi đủ xa vào mũi để đến các dây thần kinh khứu giác.
GS Patel nói thêm: “Chúng tôi thêm một loại steroid tại chỗ vào nước muối để tạo ra một loại thuốc chống viêm mạnh giúp các tế bào thần kinh trong mũi xoang hồi phục. Các nghiên cứu an toàn về việc sử dụng steroid cho bệnh nhân viêm xoang mạn tính đã chỉ ra rằng cơ thể hấp thụ ít steroid theo cách này."
Các lựa chọn điều trị khác (không được nghiên cứu hỗ trợ đầy đủ) đối với chứng mất mùi do virus gây ra có thể bao gồm bổ sung vitamin A và dầu béo omega-3 tại chỗ.
Sự đồng thuận của 50 nhà nghiên cứu cũng chỉ rõ những loại thuốc và phương pháp điều trị nào hiện còn ít bằng chứng khoa học hỗ trợ, chẳng hạn như vitamin A toàn thân, kẽm uống hoặc nhỏ mũi, steroid đường uống hoặc thuốc xịt mũi steroid và thuốc tiêm mũi huyết tương giàu tiểu cầu.
4. Biến dạng mùi (parosmia) sau chấn thương đầu, các bệnh lý thần kinh hoặc hậu COVID-19
Những người bị mất khứu giác có thể đột nhiên bắt đầu ngửi thấy khó chịu: Thức ăn và đồ uống có mùi ôi thiu, hôi thối, mùi kim loại hoặc mùi hóa học. Y học gọi đây là là bệnh parosmia, xảy ra khi các cơ quan cảm thụ mùi không thể cung cấp thông tin chính xác đến não. Mùi bị biến dạng có thể xảy ra sau chấn thương đầu, các bệnh lý thần kinh hoặc nhiễm virus như COVID-19.
GS. Patel chia sẻ: “Chứng rối loạn nhịp tim là điều mà chúng tôi luôn thấy khi mất khứu giác sau nhiễm virus, nhưng không thường gặp như rối loạn khứu giác."
Theo Hướng dẫn điều trị mất mùi trên, lựa chọn điều trị gồm rèn luyện khứu giác và một số loại thuốc nhất định.
“Một số người có thể phản ứng với các loại thuốc mà chúng tôi gọi là chất điều hòa thần kinh - gabapentin, pregabalin, amitriptyline - các loại thuốc điều chỉnh tín hiệu thần kinh trở lại não.", GS. Patel nói.
5. Lấy lại mùi vị nhờ cảm xúc tích cực
Mất mùi có thể tác động tới cảm xúc của bạn thế nào? Đối với một số người, mất mùi không gây ảnh hưởng nhiều lắm tới cuộc sống.
Tuy nhiên, ở một số người khác lại dẫn tới tình trạng trầm cảm và suy dinh dưỡng do chán ăn, đặc biệt ở người gặp phải căn bệnh parosmia (biến dạng mùi) khiến cho đồ ăn có mùi rất kinh khủng. Chẳng hạn như đang ăn một đĩa thịt bò thơm ngon mà bỗng nhiên ngửi mùi cảm giác như món ăn bốc mùi ôi thiu,....
Hiện tại, một số tổ chức như Fifth Sense (Giác quan thứ 5), Hiệp hội Khứu giác và Vị giác Bắc Mỹ đang hỗ trợ người mất mùi bằng một số mẹo hoặc thậm chí cả công thức nấu ăn để tăng thèm ăn.
Khứu giác mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống. "Chẳng hạn như mùi thơm nồng nàn của hương hoa mùa xuân, mùi hương của con bạn hay vợ/chồng bạn hoặc người thân để lại trong tâm trí bạn nhiều cảm xúc".", TS. Turner nói.
Vì vậy, tâm lý thoải mái giúp bạn mau chóng lấy lại cảm xúc và qua đó có thể khôi phục lại khứu giác.