Mặt trái của Iraq khi hưởng lợi nhờ thị trường dầu mỏ

Thiếu nước và ô nhiễm là những hậu quả nổi bật mà Iraq phải đón nhận sau khi được hưởng lợi giá dầu leo thang.

Theo các chuyên gia quốc tế, tình trạng khan hiếm nước đã khiến hàng nghìn người phải di dời và gia tăng tình trạng bất ổn, trong khi Iraq hiện được Liên Hợp Quốc coi là quốc gia dễ bị tổn thương thứ năm trước cuộc khủng hoảng khí hậu.

Ở miền Nam giàu dầu mỏ nhưng cực kỳ khô hạn, những vùng đất ngập nước từng là nguồn cung cấp thực phẩm cho cả cộng đồng giờ trở thành những con kênh đầy bùn.

 Một cậu bé đi trên một chiếc thuyền bị bỏ lại trên lớp đất khô cằn của một phần đầm lầy phía Nam Iraq, tháng 6 năm 2022. Ảnh: Asaad Niazi/AFP/Getty Images.

Một cậu bé đi trên một chiếc thuyền bị bỏ lại trên lớp đất khô cằn của một phần đầm lầy phía Nam Iraq, tháng 6 năm 2022. Ảnh: Asaad Niazi/AFP/Getty Images.

Mahdi Mutir, 57 tuổi, mưu sinh bằng nghề đánh cá. Trong nhiều năm, ông và vợ thức dậy lúc hoàng hôn, chèo thuyền dọc theo hệ thống kênh rạch dày đặc ở Al Khora, cách Basra vài km về phía Bắc. Vụ thu hoạch ít ỏi nhưng đủ để cung cấp thực phẩm cho gia đình bảy người.

Tuy nhiên, mọi thứ đều đã thay đổi kể từ năm 2022. Giờ đây, kể cả vào những tháng cao điểm của mùa mưa, con thuyền của người đàn ông 57 đều bị mắc kẹt trong bùn.

Cuộc đua kiếm tiền, trận chiến sinh tồn

Để giúp khai thác dầu, các công ty phải bơm một lượng lớn nước vào lòng đất. Ước tính một thùng dầu ngốn tới 3 thùng nước sạch, nhiều trong số đó sau này được xuất khẩu sang châu Âu. Những tưởng xuất khẩu dầu mỏ của Iraq tăng lên là tin mừng, nhưng lượng nước sạch từ đó cũng giảm đáng kể.

Kể từ năm 2009, tập đoàn Eni (Italy) là những công ty hưởng lợi chính từ nguồn tài nguyên dầu mỏ của Iraq. Tiếp theo đó là tập đoàn BP và ExxonMobil. Ba gã khổng lồ này hiện chiếm 25% lượng nước tiêu thụ hàng ngày trong khu vực có gần 5 triệu người.

Trong một tuyên bố, Eni cho biết công ty không sử dụng nước ngọt vì nước từ các con kênh bị nhiễm mặn và ô nhiễm. Nhưng Guardian nhận định các nhà máy do Eni điều hành đang xử lý 35% lượng nước được cho là nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình ở Basra.

 Trâu nước bơi gần mỏ dầu Nihran Bin Omar phía bắc Basra. Ảnh: Nabil al-Jurani/AP.

Trâu nước bơi gần mỏ dầu Nihran Bin Omar phía bắc Basra. Ảnh: Nabil al-Jurani/AP.

Cuộc khủng hoảng nước sắp xảy ra ở Iraq đã được ghi nhận rõ ràng. Vào năm 2012, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) đã báo cáo rằng nhu cầu về nước để sản xuất dầu của quốc gia này sẽ tăng gấp 10 lần.

Nếu không có giải pháp thay thế, lượng nước dành cho nông nghiệp và tiêu dùng sẽ cạn kiệt.

Năm 2018, một cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng tại thành phố đã khiến 118.000 người phải nhập viện và dẫn đến các cuộc biểu tình bạo lực. Những người biểu tình đã ném bom xăng vào các tòa nhà Chính phủ và lực lượng an ninh được cho là đã đáp trả bằng đạn thật, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Robert Mills, giám đốc điều hành của Qamar Energy, một công ty tư vấn độc lập và là tác giả của một báo cáo năm 2018 về việc bơm nước của Iraq, cho biết: “Nhìn chung, khối lượng bơm nước cần thiết không lớn, nhưng ở những khu vực thiếu nước, điều này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Ông nói: “Ở Basra, nơi có vấn đề nghiêm trọng về nước, về nguyên tắc, các công ty dầu mỏ nên tìm giải pháp thay thế cho nước ngọt".

 Khai thác dầu mỏ tại miền Nam Iraq. (Nguồn: AFP)

Khai thác dầu mỏ tại miền Nam Iraq. (Nguồn: AFP)

Lựa chọn thay thế tồn tại. Tại Ả-rập Xê-út, nước láng giềng của Iraq với các vấn đề về nước tương tự và có trữ lượng dầu lớn thứ ba thế giới, nước để pha tiêm được lấy từ biển.

Tại Iraq, các cuộc thảo luận về việc xây dựng một dự án cung cấp nước biển đã diễn ra hơn một thập kỷ, nhưng vẫn chưa có chuyển biến: “Bộ Dầu mỏ không có đủ ngân sách, và các công ty dầu khí không muốn chi tiền,” Mills nói.

Gã khổng lồ phương Tây thu lợi nhuận khủng

Iraq đã tăng hơn gấp đôi sản lượng dầu thô của mình trong thập kỷ tính đến năm 2019 và sản lượng của nước này chỉ tăng kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra vào 2022. Năm đó, xuất khẩu dầu của Iraq sang châu Âu đã tăng gần 40%.

Năm ngoái, các công ty dầu khí ghi nhận lợi nhuận chưa từng có. Eni đã nhân đôi doanh thu năm 2021, thu về 17,9 tỷ bảng Anh, trong khi BP, Exxon và TotalEnergies cũng ghi nhận những năm có lợi nhuận cao nhất trong lịch sử gần đây.

 Eni, tập đoàn năng lượng lớn nhất nhì châu Âu. Ảnh: Reuters.

Eni, tập đoàn năng lượng lớn nhất nhì châu Âu. Ảnh: Reuters.

Dẫu vậy, Iraq không ghi nhận tăng trưởng tương tự. “Các chỉ số phát triển của Iraq giống với các chỉ số của các nước có thu nhập thấp,” Ngân hàng Thế giới cho biết trong một báo cáo năm 2022.

Đốt cháy khí đốt - việc đốt cháy khí tự nhiên liên quan đến khai thác dầu - cũng là một mối quan tâm nghiêm trọng. Năm 2018, lượng khí đốt trong bán kính 70 km của Basra đã vượt quá tổng lượng khí đốt của Saudi Arabia, Trung Quốc, Canada và Ấn Độ cộng lại.

Theo dữ liệu từ Ngân hàng thế giới, chỉ riêng ở Zubair vào năm ngoái, 2,5 tỷ mét khối khí đốt đã bị đốt cháy, bất chấp tuyên bố của Eni trong báo cáo thường niên năm 2021 rằng công ty chịu trách nhiệm cho chưa đến một nửa con số đó trên toàn thế giới.

Lê Na (Theo Guardian)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/mat-trai-cua-iraq-khi-huong-loi-nho-thi-truong-dau-mo-post250270.html