'Mặt trăng thứ 2' sắp áp sát Trái Đất lần cuối rồi biến mất
Thiên thể bé nhỏ 2020 SO, rơi vao quỹ đạo của Trái Đất từ giữa tháng 9-2020 và hoạt động như một mặt trăng, được dự báo sắp đào tẩu.
Trong thiên văn, dạng "mặt trăng tạm thời" như thế hay được gọi là "minimoons", tức "mặt trăng nhỏ". Theo NASA, họ đã tìm hiểu "mặt trăng thứ 2" này và phát hiện ra nó không phải thiên thạch, mà là tàn tích của một tên lửa đẩy từ thập niên 60 của thế kỷ trước.
Theo Earth Sky, lần nó tiên gần Trái Đất nhất là ngày 1-12-2020 và nó sắp sửa quay hết một vòng, trở về điểm gần Trái Đất vào ngày 2-2-2021 với khoảng cách chỉ 220.000 km tức chỉ bằng 58% khoảng cách giữa Trái Đất và mặt trăng.
Trả lời câu hỏi bấy lâu 2020 SO đã lẩn trốn ở đâu cho đến khi được phát hiện, Science Alert giải thích rằng chỉ đơn giản là người Trái Đất chưa nhận ra nó. NASA cho biết nó đã tiến gần tới Trái Đất trong nhiều thập kỷ, trong đó một trong các cú áp sát nhất là vào năm 1966.
Tuy nhiên, các tính toán cho thấy đến tháng 3-2021, quỹ đạo của "mặt trăng thứ 2" sẽ bị phá vỡ. Nó sẽ vĩnh viễn rời Trái Đất và trở thành một trong hằng hà sa số những vật thể quay quanh Mặt Trời.